Đường sắt đô thị mở rộng không gian phát triển Thủ đô

Khai thác vận tải đường sắt đô thị là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô Hà Nội. Công tác quy hoạch, xây dựng đô thị gắn với hệ thống đường sắt đô thị theo mô hình TOD được kỳ vọng sẽ tạo ra không gian phát triển mới, giảm thiểu ùn tắc và bảo vệ môi trường.

Hai siêu đô thị của nước ta đã dành gần 145 tỷ đồng để xây dựng bốn tuyến đường sắt đô thị trong 13 năm qua. Nhưng đến nay, mới chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác thương mại với chiều dài 13km, đạt 10,4% các tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.

Với diện tích tự nhiên là 3359,8km2, quy mô dân số dự kiến năm 2045 là 14,6 triệu người, Hà Nội sẽ hình thành đô thị cực lớn. Vì thế, việc xây dựng Thành phố theo hình thức TOD sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông đáng kể… Tuy nhiên để đi vào thực hiện sẽ là cả một quá trình phức tạp. Và khó khăn nhất vẫn là nguồn lực tài chính để thực hiện và sự đồng thuận của cộng đồng các cư dân đô thị hiện hữu.

Ở Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, tổng thu từ đất chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách quốc gia, tức là khoảng 30% tổng thu ngân sách địa phương. Tổng thu này tương đương với các nước công nghiệp mới ngay dưới nhóm G7.

Điều khác biệt cơ bản là tổng thu từ đất của các nước công nghiệp mới là từ thuế tài sản, còn ở Việt Nam lại chủ yếu từ cơ chế nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án phát triển nhà ở theo cách thu tiền sử dụng đất ở sau khi trừ đi tiền sử dụng đất nông nghiệp đã chi trả cho bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng. Sự khác biệt này dẫn đến nguồn thu từ đất ở Việt Nam không bảo đảm tính bền vững. Vì thế, TOD phát triển còn giúp khai thác được quỹ đất tiềm năng, tránh lãng phí tài nguyên tĩnh vô cùng giá trị.

Theo các chuyên gia đô thị, để việc phát triển TOD đạt được hiệu quả cao cần một số điều kiện như hạn chế phát triển đô thị mới khu vực nội đô lịch sử và bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa, đã xây dựng hiện hữu. Phát triển TOD có tính chất hạn chế nhà cao tầng, ưu tiên phát triển không gian ngầm, các điểm TOD theo tiêu chí tái thiết cải thiện điều kiện cảnh quan, môi trường.

Hà Nội và TP.HCM đều chung ý định phát triển đô thị theo mô hình TOD dựa vào mạng lưới giao thông công cộng và tổ chức lại các đô thị tại các điểm nút giao thông công cộng. Đây là bước đi được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều tích cực cho diện mạo thành phố và giải quyết nhiều vấn đề giao thông đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được khởi công vào ngày 19/12 với tổng mức đầu tư khoảng hơn 8,3 tỷ USD.

Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất bố trí thêm 49 trạm xe đạp công cộng của tập đoàn Trí Nam. Vì sao đơn vị này vẫn mở rộng khai thác xe đạp công cộng dù báo lỗ?

Trước đề xuất của Công ty VinSpeed muốn xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành và các cơ quan nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Nhiều lái xe đã chủ động đến đăng kiểm từ sớm, ngay cả khi trung tâm đăng kiểm chưa mở cửa nhằm tránh tình trạng ùn tắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan khẩn trương chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12.

Hơn 10 triệu lượt khách đã qua các cảng hàng không trên cả nước trong tháng 5, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng gần 4% so với tháng 4.