Đường sắt đô thị là xu hướng giao thông hiện đại
Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Hà Nội đầu tư phát triển đường sắt đô thị, ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững, không chỉ giúp giảm tải cho hệ thống giao thông mặt đất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thông qua việc giảm lượng khí thải từ các phương tiện cá nhân.
Ông Lưu Trung Dũng, Phó Trưởng Ban - Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến đường sắt đô thị đối với sự phát triển chung của Thủ đô: "Thực tế triển khai tuyến Cát Linh - Hà Đông đã cho thấy đường sắt đô thị đã mang lại hiệu quả, là “phương thuốc liều cao” để có thể chữa trị dứt điểm “căn bệnh” ùn tắc giao thông đô thị".

Phát triển hệ thống đô thị đường sắt đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải giao thông công cộng là mục tiêu mà Thành phố Hà Nội đang hướng tới, góp phần tái cơ cấu các phương thức vận tải theo hướng bền vững, hài hòa, hợp lý.
Hà Nội phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50 - 55%; sau năm 2035 đạt 65 - 75%. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống đường sắt đô thị cũng đối mặt với một số thách thức.
Tiến sĩ Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Triển khai những dự án giao thông đô thị tại Hà Nội vẫn còn gặp một số khó khăn. Ví dụ như chúng ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay từ nước ngoài, không chủ động được về mặt công nghệ. Nếu chúng ta áp dụng được mô hình tiêu chuẩn, có những cơ chế để hài hòa hóa lợi ích của các bên liên quan, từ đó sẽ giúp chúng ta có một tâm thế chủ động hơn".

Bên cạnh các quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội đang nỗ lực xây dựng đề án đề xuất cơ chế, chính sách "đặc thù", "đột phá" nhằm giải quyết các nút thắt, tập trung nguồn lực rút ngắn tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị. Mục tiêu hướng đến là hiện thực hóa việc hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị, góp phần tạo nên kỳ tích giao thông cho Hà Nội.
Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp kết nối giao thông thúc đẩy sử dụng đường sắt đô thị. Hệ thống xe buýt được bố trí dọc lộ trình tuyến đường sắt, kết nối dọc và kết nối ngang, gom và giải tỏa hành khách, giúp hành khách dễ dàng tiếp cận các nhà ga. Biện pháp này còn góp phần gia tăng số lượt khách sử dụng xe buýt.
Đường sắt đô thị Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và giải quyết các vấn đề giao thông đô thị. Với việc tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ thống, Hà Nội hy vọng sẽ trở thành thành phố thông minh và bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.


UBND quận Hà Đông đã thông báo danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo Nghị định số 50 của Chính phủ.
Để hạn chế tối đa tình trạng thiếu nước cục bộ tại các khu vực cuối nguồn, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các công ty cấp nước điều phối nước hợp lý, đẩy mạnh các dự án cấp nước cho những khu vực chưa có mạng lưới nước sạch.
Thực hiện Công điện số 04 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nhiều huyện ngoại thành đã đình chỉ điều hành công việc một số chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Từ ngày 1/8 sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Vậy, chế độ cho các cán bộ hoạt động không chuyên trách này là gì?
Theo dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) sắp được trình Quốc hội thông qua thì trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng khi tham gia quảng cáo được quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn hai tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
0