Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới

Đoạn đường dài 18 km dưới đáy biển Baltic sẽ nối liền Đức và Đan Mạch, giúp thời gian đi lại rút ngắn từ 45 phút xuống 7 - 10 phút.

Đường hầm Fehmarnbelt đang được xây dựng bởi Femern A/S, Ramboll, Arup và TEC, là đường hầm ống chìm dài và sâu nhất thế giới với đường sắt kết hợp đường bộ.

Quá trình xây dựng cần 360.000 tấn thanh cốt thép.

Quá trình xây dựng đường hầm đòi hỏi 360.000 tấn thanh cốt thép, gấp gần 50 lần trọng lượng cấu trúc kim loại của tháp Eiffel.

Công trường bên phía Đan Mạch rộng bằng 373 sân bóng đá. Hoạt động nạo vét rãnh đường hầm dài 18 km cần tới 70 tàu tham gia. Tổng cộng, khoảng 12 triệu m3 đất được đào từ đáy biển.

Đường hầm ống chìm bao gồm 79 đoạn tiêu chuẩn và 10 đoạn đặc biệt. Mỗi đoạn tiêu chuẩn nặng khoảng 73.000 tấn và dài 217 m, rộng 42 m và cao 10 m. Đoạn đặc biệt nhỏ hơn dài bằng gần 1/2 nhưng rộng và cao hơn một chút so với đoạn tiêu chuẩn.

Dự kiến đường hầm Fehmarnbelt sẽ hoàn thành vào năm 2029.

Các đoạn đường hầm được đúc sẵn trên đất liền, sau đó đặt vào vị trí bằng sà lan, cuối cùng nhấn chìm và bịt kín ở đáy biển tại độ sâu lên tới 40 m. Chi phí xây dựng đường hầm Fehmarnbelt vào khoảng 1,2 tỷ USD (hơn 300 nghìn tỷ đồng).

Theo dự kiến, đường hầm Fehmarnbelt sẽ hoàn thành vào năm 2029 và hoạt động tối thiểu 120 năm.

Hình mô phỏng của dự án hầm đường sắt kết hợp đường bộ dưới đáy biển dài nhất thế giới đang được xây dựng đã được công bố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuộc tấn công của Nga vào Sudzha ở vùng biên giới Kursk được thực hiện thông qua đường ống dẫn khí bị bỏ hoang, theo mô tả của chiến binh thuộc lực lượng đặc nhiệm 'Akhmat' (tên liên lạc là Krestniy).

Nga dường như đã tìm ra một sự kết hợp chiến thắng, gọi là “tam giác tấn công”, làm suy yếu quân đội Ukraine khi cuộc chiến giữa hai nước bước sang năm thứ tư.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 18/3 và thảo luận về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

238 thành viên bị kết tội của một băng đảng Venezuela bị trục xuất khỏi Mỹ đã đến El Salvador, bị đưa đến một nhà tù với an ninh nghiêm ngặt.

Văn phòng Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết sẽ cử một phái đoàn đến Angola vào ngày 18/3 để đàm phán, nhằm giải quyết cuộc xung đột đang leo thang với nhóm vũ trang M23.

Một số khu vực của Thủ đô Havana (Cuba) đã được cấp điện trở lại, trong khi nhiều khu vực rộng lớn khác của thành phố và đất nước vẫn chưa có điện sau sự cố sập lưới điện toàn quốc.