Dùng trạm BTS giả phát tán gần 400.000 tin nhắn lừa đảo
Theo điều tra ban đầu, năm 2022, Trần Văn Út sang tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc làm công nhân gia công đồ điện tử sau đó về nước. Giữa tháng 10/2024, Út nhận được tin nhắn qua ứng dụng Telegram của 01 người tự xưng là người Trung Quốc, muốn thuê Út với mức lương 50 triệu đồng/1 tháng; công việc là mang theo thiết bị chèn được sóng của nhà mạng viễn thông rồi phát tin nhắn quảng cáo SMS đến nhiều số điện thoại di động và không phải trả phí cho các nhà mạng.

Ngày 20/10, Út hẹn gặp người đàn ông này tại khu vực phường Phú Lãm, quận Hà Đông và được người này đưa cho bộ thiết bị trạm BTS giả cùng 30 triệu đồng. Sau đó Út đi thuê xe ô tô Toyota Inova để làm phương tiện di chuyển và thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Sau đó, người đàn ông Trung Quốc cùng Út lắp đặt thiết bị vào xe ô tô và hướng dẫn cách vận hành thiết bị. Người này giao Út đi vào các khu vực đông dân trong nội thành Hà Nội để phát tán tin nhắn đến các thuê bao di động mạng Viettel và Mobiphone trong phạm vi phủ sóng của thiết bị.
Tin nhắn giả mạo gửi đi có nội dung: “Hệ thống phát hiện tài khoản của bạn bất thường và sẽ khóa tài khoản trong 12 giờ nữa. Vui lòng đăng nhập và liên kết số điện thoại: http://telegram.com.kz. Đáng nói, tên chủ tài khoản giả mạo gửi tin nhắn là “telegram” giống với tên tài khoản chính thức nên rất khó để phân biệt. Nếu người dân thực hiện theo nội dung tin nhắn, truy cập vào trang web, sẽ lập tức bị thu thập, đánh cắp dữ liệu cá nhân.


Sau khi đã thành thạo việc vận hành thiết bị, Trần Văn Út lái xe một mình chở theo thiết bị đi quanh khu vực nội thành Hà Nội phát tán tin nhắn nội dung trên. Đến 22h ngày 30/10, Trần Văn Út bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ và thu giữ toàn bộ tang vật.
Cơ quan chức năng đã thu giữ vật chứng là xe ô tô Toyota Inova; bộ thiết bị trạm BTS giả gồm: 01 thiết bị để phát tán tin nhắn có kích thước khoảng 45x45x18 cm, 01 máy tính xách tay, 01 khối nguồn kích thước khoảng 40x45x35cm, 01 điện thoại nhãn hiệu Samsung.

Qua thực nghiệm điều tra và phối hợp các nhà mạng viễn thông kiểm tra thiết bị trạm BTS giả, cơ quan điều tra xác định từ ngày 20/10/2024 đến khi bị phát hiện, Trần Văn Út đã sử dụng thiết bị xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông Mobiphone và Viettel, phát tán tin nhắn đến 389.494 thiết bị di động.
Trước đó, khoảng 22h ngày 30/10/2024, Công an Quận Hà Đông được tổ công tác liên ngành Cục nghiệp vụ Bộ Công an, phòng chức năng CATP Hà Nội và Cục tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) trao đổi về việc: tại khu vực ngã tư Văn Phú, quận Hà Đông, phát hiện xe ô tô Toyota Inova BKS: 30A-607.48 có biểu hiện nghi vấn sử dụng thiết bị trạm BTS giả phát sóng gửi tin nhắn đến điện thoại di động của người dân. Lãnh đạo Công an quận Hà Đông đã chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự phối hợp tổ công tác liên ngành tiến hành kiểm tra xe ô tô, xác định đối tượng liên quan.
Hiện, Công an quận Hà Đông đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định.


Công an thành phố Hà Nội đang tìm các bị hại của vụ án trộm cắp tài sản tại tòa HH2 Bắc Hà (Hà Nội) và đánh bạc tại Thanh Hóa, đều xảy ra vào tháng 4/2025.
Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn do một cán bộ địa phương tổ chức và chỉ đạo.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết xin được áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù đối với tội "Thao túng thị trường chứng khoán".
Thái Ngọc Anh - tài xế taxi thu 4,2 triệu đồng của hai người dân vùng cao đã bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Ngôi nhà 4 tầng tại Khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội sau tiếng nổ lớn. Vụ việc khiến hai người tử vong.
Lực lượng Cảnh sát Giao thông Hà Nội đã và đang tăng cường các đợt kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
0