Dùng công nghệ giải quyết mặt trái của thương mại điện tử
Dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là tư lệnh ngành đầu tiên mở đầu phiên chất vấn ngày hôm nay (5/6).
Bộ trưởng cho biết quản lý nhà nước thời gian qua đầu tư chưa nhiều để phát triển các công nghệ số thực thi quản lý nhà nước trên không gian mạng.
Bộ trưởng tâm đắc với ý kiến của đại biểu Trần Thị Kim Nhung - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh là dùng công nghệ để quản lý công nghệ. Giải pháp quản lý không gian mạng được Bộ trưởng nêu ra là thể chế số, công cụ số và con người số - tức là kỹ năng số cho người dân. Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh nên thể chế số, công cụ số và kỹ năng số và kỹ năng số đang theo sau, do vậy, cần đẩy nhanh tốc độ, trong đó phát triển công cụ số có thể nhanh nhất.

Theo Chương trình phiên họp, trong buổi sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời câu hỏi của 4 đại biểu và chất vấn của 2 đại biểu đối với nhóm vấn đề về Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do và việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ... Cuối phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà báo cáo thêm một số vấn đề có liên quan.

Trả lời câu hỏi của của đại biểu về công nghiệp hỗ trợ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Bộ đã tập trung vào 03 lĩnh vực chủ yếu: linh kiện phụ tùng; công nghiệp hỗ trợ cho dệt may; công nghiệp hỗ trợ cho những ngành công nghệ cao. Sau 06 năm triển khai thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg về chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 với mục tiêu cần đạt được là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa, chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên một số sản phẩm đạt kết quả thấp hơn so với mục tiêu chung như ngành điện tử tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng, các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước cũng đạt mục tiêu chưa cao…

Bộ trưởng cho biết, một số sản phẩm đạt kết quả thấp hơn so với mục tiêu đề ra là do nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế, khó tiếp cận; chính sách thu hút FDI chưa khuyến khích được sự liên kết, ràng buộc được các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí thu hút đầu tư là rất khó bởi vì vốn lớn nhưng thị trường hẹp, chúng ta lại là nước đi sau nên khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài là khó khăn; phối hợp thực hiện chính sách giữa các bên chưa thật tốt.
Giải pháp cho thời gian tới, cần hoàn thiện đồng bộ chính sách, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm; tăng cường phân bổ nguồn lực từ trung ương và địa phương; bố trí đủ nguồn lực cho công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo; đào tạo nhân lực chất lượng cao...
Tiếp đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn sẽ đăng đàn trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Nội dung chất vấn gồm: Trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước; giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.
Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.


Trong khuôn khổ chuyến thăm Belarus của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Belarus ký kết Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam coi Belarus là đối tác quan trọng ở khu vực và mong muốn mối quan hệ này không ngừng phát triển vì lợi ích của hai dân tộc.
Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vào ngày 12/5. Trong đó, các đại biểu quan tâm về cơ chế ưu đãi doanh nghiệp tương thích với các Nghị quyết của Bộ Chính trị vừa ban han hành, điển hình như Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân.
Số lượng thành viên của Ủy ban bầu cử cần có sự linh hoạt để các địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù dân số. Đây là một trong nhiều ý kiến được nêu ra khi bàn luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Việc rút ngắn ba tháng nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp sẽ tạo điều kiện tổ chức sớm bầu cử Quốc hội khóa XVI ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan.
0