Đừng cổ vũ cho sự lười biếng

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư. Sau khi được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, đề xuất này đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.

Theo đó, quyền làm việc bao nhiêu tiếng một tuần là quyền cá nhân và lựa chọn của mỗi người, nhưng khi định luật hóa sẽ là vấn đề quản trị quốc gia. Đây cũng là vấn đề có diện tác động quá lớn, nên cần cân nhắc, bàn thảo kỹ lưỡng.

Chia sẻ với phóng viên Đài Hà Nội, một số doanh nghiệp cho biết, việc đơn hàng sau dịch Covid đang dần phục hồi mang lại niềm vui cho toàn công ty. Để đáp ứng tiến độ, đơn vị này đã điều chỉnh tăng ca, tăng giờ làm thêm của công nhân. Thêm việc đồng nghĩa với việc mọi người thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Do vậy, khi nghe tới đề xuất luật hoá việc giảm giờ làm ở khối doanh nghiệp tư, cả chủ cơ sở và người làm thuê đều nhiều tâm tư, thậm chí là lo lắng.

Đáng chú ý, đại biểu quốc hội Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, giảm giờ làm cũng đang là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới. Với tâm lý của người lao động, ai cũng muốn tăng lương, tăng thu nhập, giảm giờ làm. Việt Nam hiện thuộc nhóm các nước đang phát triển, vì vậy để đạt được điều lý tưởng đó, không có cách nào khác là nỗ lực phấn đấu, cải thiện môi trường làm việc, cải tiến, ứng dụng công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, để cùng thúc đẩy năng suất, chất lượng, thay vì giảm giờ làm việc, đang được xem là biện pháp mang tính cơ học.

Trong những năm gần đây, sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và các giải pháp làm việc từ xa đã mang lại hiệu quả và năng suất lao động cao hơn. Do đó, không thể phủ nhận nhu cầu và lợi ích của việc nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trước khi nâng cao năng suất lao động, có một điều mà các quốc gia và công dân của họ cần quan tâm nếu muốn phát triển, đó là phải làm việc thật trách nhiệm và chăm chỉ. Cổ vũ cho sự lười biếng sẽ kéo lùi sự phát triển của cả quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Thanh Oai, Hà Nội vừa thông xe tuyến đường kết nối tỉnh lộ 427 và đường trục phía Nam, hay còn gọi là đường Đìa Muỗi kéo dài.

Hai vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra gần đây đều do lỗi thiếu quan sát của người tham gia giao thông, cảnh báo tới người điều khiển phương tiện trong việc tuân thủ luật giao thông, chú ý an toàn khi lưu thông trên các cung đường.

Sở Xây Dựng Hà Nội đang thực hiện phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công sửa chữa 16 khe co giãn, bản mặt cầu đường Vành đai 3 trên cao, đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Mai Dịch thuộc giai đoạn 3 của dự án.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa tính toán cần đầu tư thay thế hàng trăm đầu máy, hàng nghìn toa xe phục vụ vận tải đường sắt giai đoạn sau 2030, đến 2045 để đầu tư công nghệ đóng mới.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Hà Nội, Sở Xây dựng đề nghị UBND các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn khẩn trương gửi báo cáo việc rà soát quỹ đất trong diện giải phóng mặt bằng.

UBND thành phố Hà Nội sẽ khởi công xây dựng đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính, đi qua địa bàn huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa vào 17/5/2025.