Đức thu hồi tang vật vụ trộm 120 triệu USD

Cảnh sát Đức đã thu hồi hầu hết tang vật trong một vụ trộm bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật ở bảo tàng Dresden có trị giá lên tới 120 triệu USD. Đây là một trong những vụ trộm lớn nhất lịch sử thế giới.

Những món đồ bị đánh cắp từ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật vĩ đại nhất châu Âu chứa hơn 4.300 viên kim cương với giá trị ước tính hơn 113 triệu euro (120 triệu USD). Vụ trộm diễn ra ở bảo tàng Green Vault tại Lâu đài Dresden thuộc bang Sachsen, Đức.

Các tài sản được trả lại sẽ được các chuyên gia kiểm tra "để xác nhận tính xác thực và tính nguyên vẹn của chúng". Những món đồ còn thiếu bao gồm một cầu vai có gắn một viên đá quý được gọi là Viên kim cương trắng Dresden.

Việc tìm lại được số trang sức được công bố trong phiên tòa xét xử 6 nghi phạm liên quan tới vụ cướp chấn động tại bảo tàng Green Vault của Cung điện Hoàng gia ở Dresden, Đức vào tháng 11/2019. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.

Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.

Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.