Đức thiếu lao động lành nghề trong nhiều lĩnh vực

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, gần 50% các công ty tại Đức đang thiếu nhân công, thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh do không có đủ lao động.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa qua đã bảo vệ chính sách di cư của chính phủ tại quốc hội Liên bang và nhấn mạnh nhu cầu thu hút lao động nước ngoài có tay nghề cao của quốc gia này.

Không có quốc gia nào trên thế giới có dân số lao động đang giảm mà vẫn có tăng trưởng kinh tế. Đó là sự thật mà chúng ta đang phải đối mặt. Đức vẫn có nhu cầu tiếp tục mở cửa cho người nhập cư, thu hút lao động có tay nghề.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Tại diễn đàn có chủ đề “Khủng hoảng nhân lực tại Cộng hoà Liên bang Đức - Cơ hội và thách thức cho thanh niên Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Cục phát triển kinh tế và các công ty tại bang Sachsen của Đức cho biết, các ngành nghề mà Đức thiếu nhiều nhất là điều dưỡng; cơ khí, cắt gọt kim loại, cơ điện tử; xây dựng; nhà hàng, khách sạn, đầu bếp.

Quang cảnh diễn đàn có chủ đề “Khủng hoảng nhân lực tại Cộng hoà Liên bang Đức - Cơ hội và thách thức cho thanh niên Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Thiếu hụt nhân lực đang đặt áp lực lên nền kinh tế Đức, nhưng chính điều này lại mở ra cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Đức cho các bạn trẻ Việt Nam. Giỏi tiếng Đức chính là lợi thế.

Ông Nguyễn Đắc Hoàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Devis cho biết: “Muốn vào Đức làm việc, một số điều sau bắt buộc phải có: thứ nhất, hiểu ngành nghề mình muốn học để đi làm, tức là họ phải được tư vấn và hướng nghiệp; thứ hai, cần có ngoại ngữ bởi vì tiếng Đức là chìa khóa để giao tiếp tại đây; thứ ba, hiểu văn hóa Đức; thứ tư, phải có sự nỗ lực trong mọi công việc”.

Viện đào tạo và phát triển nhân lực BSW đã ký kết với Công ty Cổ phần Devis của Việt Nam trong đào tạo nghề và cung ứng nguồn nhân lực.

Tại diễn đàn, Viện đào tạo và phát triển nhân lực BSW - lớn nhất của bang Sachsen đã ký kết với Công ty Cổ phần Devis của Việt Nam trong việc đào tạo nghề và cung ứng nguồn nhân lực cho nước Đức.

Để thu hút lao động có tay nghề, chính phủ Đức đã tạo điều kiện cho người nước ngoài được nhập tịch chỉ sau 5 năm, thay vì 8 năm như trước đây. Dự báo đến năm 2035, nước Đức sẽ phải bổ sung thêm 7 triệu lao động. Nhiều chính sách cũng đang được áp dụng cho chương trình du học nghề như trợ cấp lương từ 25-35 triệu đồng/tháng. Số tiền này đủ cho chi phí ăn ở tại Đức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng thu phí không dừng (ETC) tại các cửa ngõ sân bay chưa thực sự "trơn tru" khiến nhiều tài xế không khỏi băn khoăn.

Hải Phòng phải xác định đúng, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện các giá trị đặc trưng gắn với lịch sử vùng đất, lịch sử văn hóa, con người, các điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế, mức độ phát triển của địa phương.

Tình trạng ùn tắc ở các trung tâm đăng kiểm đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại, đặc biệt là ở khu vực nội thành, dù đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các Tập đoàn Excelerate, Lockheed Martin, Space X và Google.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì loại trừ một số nhóm như đề xuất của Chính phủ.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản sáng 21/5 đã chủ trì buổi làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc thực hiện Chỉ thị số 07 và Chỉ thị số 36 của Thành ủy.