Đức khuyến nghị tiêm kết hợp các loại vaccine COVID-19

(HanoiTV) - Các nhà chức trách Đức đang khuyến cáo những người đã tiêm liều vaccine AstraZeneca đầu tiên nên chuyển sang một loại vaccine khác cho lần tiêm thứ hai.
Các nhà khoa học Anh khuyên kết hợp hai loại vaccine khác nhau để tăng hiệu quả. 

Chính phủ Đức hôm thứ Sáu, 2/7, đã khuyến cáo người dân nên chọn vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer hoặc Moderna cho lần tiêm thứ hai.

Động thái này được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban thường trực của đất nước về tiêm chủng đưa ra một dự thảo khuyến nghị có tác dụng tương tự.

Mục đích là tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại COVID-19 và rút ngắn khoảng thời gian giữa hai mũi tiêm.

Ủy ban khuyến cáo nên tiêm liều thứ hai sau 4 tuần hoặc hơn sau lần tiêm AstraZeneca đầu tiên. Thời gian đó ngắn hơn nhiều so với 9 tuần hoặc hơn mà Ủy ban khuyến nghị giữa hai liều AstraZeneca.

Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cho biết Đức dự đoán biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, sẽ chiếm gần 80% các ca bệnh vào cuối tháng 7/2021.

Cho đến nay, hơn 55% dân số Đức đã được tiêm ít nhất một liều vaccine.

Ông Spahn nhấn mạnh việc bổ sung mũi tiêm thứ hai sẽ cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn trước biến thể Delta.

Thứ Hai tuần trước, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford của Anh cho biết việc kết hợp các liều vaccine AstraZeneca và Pfizer đã tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với việc sử dụng cùng một loại vaccine AstraZeneca trong một cuộc thử nghiệm.

Ông Joachim Hombach, người đứng đầu hội đồng chuyên gia của WHO, cho biết hôm thứ Năm, 1/7, rằng đó là "một tin tuyệt vời." Ông lưu ý rằng điều này có thể mang lại sự linh hoạt hơn cho các quốc gia gặp khó khăn trong việc cung cấp vaccine.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm về tính hiệu quả và an toàn của việc kết hợp các loại vaccine khác ngoài AstraZeneca và Pfizer đang được nghiên cứu và WHO không khuyến nghị kết hợp bất kỳ loại vaccine nào khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng Hamas cho biết, họ đã sẵn sàng để đạt được một thỏa thuận toàn diện chấm dứt xung đột ở Dải Gaza và trao đổi tất cả các con tin người Israel lấy những người Palestine bị giam giữ tại Israel.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cảnh báo, Washington có thể từ bỏ các nỗ lực hướng tới một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine nếu không có tiến triển trong những ngày tới.

Sau nhiều ngày gây chấn động thị trường với các đợt áp thuế trả đũa qua lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tín hiệu về khả năng chấm dứt các đợt tăng thuế nhằm vào Trung Quốc.

Mỹ và Ukraine ngày 17/4 đã ký bản ghi nhớ nhằm hướng tới thỏa thuận khai thác chung các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine.

Các đặc phái viên hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc họp với lãnh đạo các nước châu Âu và Ukraine tại Paris hôm 17/4 để thúc đẩy nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chính sách điều chỉnh phí cảng với các tàu do Trung Quốc đóng nhằm khôi phục ngành đóng tàu trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Bắc Kinh.