Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế 2025 xuống còn 0,3%

Ngày 29/1, chính phủ Đức đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2025 xuống chỉ còn 0,3% sau hai năm suy giảm liên tiếp, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó là 1,1% được công bố vào tháng 10 năm ngoái.

Các số liệu GDP hàng năm được công bố vào đầu tháng này cho thấy nền kinh tế Đức đã giảm 0,2% trong năm 2024, sau khi suy giảm 0,3% trong năm trước đó. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck, cho biết một số lý do chính dẫn đến việc điều chỉnh giảm dự báo GDP. Một trong số đó là kế hoạch tăng trưởng của chính phủ hiện tại không thể được thực hiện đầy đủ do nhiệm kỳ của chính quyền kết thúc sớm, cùng với những câu hỏi xung quanh kết quả của cuộc bầu cử sắp tới.

Ông Habeck cũng đề cập đến sự không chắc chắn về địa chính trị sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng và khả năng áp đặt thuế quan đối với các quốc gia châu Âu.

Trong một tuyên bố của Bộ Kinh tế và Khí hậu Đức, nền kinh tế nước này có thể phát triển yếu ớt trong năm nay do bất ổn địa chính trị và sự thiếu rõ ràng trong chính sách kinh tế và tài chính của chính phủ mới.

Kinh tế sẽ là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến dịch bầu cử Quốc hội Đức vào ngày 23/2 tới, được tổ chức sớm hơn bảy tháng so với kế hoạch ban đầu, sau khi liên minh ba đảng của Thủ tướng Olaf Scholz sụp đổ vào tháng 11/2024 vì tranh cãi về cách thúc đẩy nền kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối ứng với với 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Động thái này đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ nhất trong chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của ông Trump kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Liệu nước đi này của ông Trump có đang mạo hiểm?

Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.

Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.