Đưa quan hệ Việt Nam – Đức tiếp tục đi vào chiều sâu
Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy hợp tác hai nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là Đại học Việt Đức, dự án biểu tượng của quan hệ hai nước, đang hoạt động hiệu quả. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đức tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ sở đào tạo hai nước thông qua các dự án, chương trình hợp tác về nghiên cứu – đào tạo, ủng hộ Trường Đại học Việt Đức mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đức ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ với EU, sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) nhằm bảo đảm quan hệ đầu tư bình đẳng, cùng có lợi cho các nhà đầu tư hai bên và thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản của Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn sự hỗ trợ của Đức đối với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển trong hơn 3 thập kỷ qua, đóng góp tích cực cho công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam đề nghị Đức tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên là năng lượng, môi trường và đào tạo nghề. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đánh giá cao hiệu quả hợp tác giữa Đức và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển, nhấn mạnh vai trò Việt Nam là “Đối tác toàn cầu” của Đức trong chiến lược hợp tác phát triển đến năm 2030 (BMZ 2030) và khẳng định Đức sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ Việt Nam trong quá trình triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam đề nghị Đức cùng các nước trong Nhóm G7, các đối tác quốc tế hỗ trợ Việt Nam xây dựng thể chế, chia sẻ kinh nghiệm, tài chính, phát triển nguồn nhân lực nhằm góp phần thực hiện các cam kết giảm khí phát thải về 0 đến năm 2050 mà Việt Nam đưa ra tại Hội nghị COP26.
Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và tôn trọng các tiến trình ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), ủng hộ tiến trình đàm phán COC thực chất, hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc.
Sau Hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã cùng chứng kiến ký Thỏa thuận hợp tác về lao động di cư giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức.


Thủ tướng Chính phủ phê bình 30 Bộ, cơ quan Trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.
Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Burundi vào cuối giờ chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề chính sách thuế đối ứng mà Mỹ áp dụng với các nước, trong đó có Việt Nam cũng như quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ cùng trao đổi để sớm ký một thỏa thuận song phương giữa hai nước.
0