Đưa 'Hà Nội học' vào bậc phổ thông
Giáo dục địa phương trong chương trình giảng dạy
Môn học này đã được trường Đại học Thủ đô xây dựng thành học phần với hai tín chỉ, tương đương với 30 tiết học giúp cho các bạn sinh viên ở Đại học Thủ đô thêm kiến thức, yêu văn hóa, con người Hà Nội.
Trong những năm qua, các trường phổ thông của Hà Nội đã thực hiện từ tích hợp đến dạy độc lập nội dung địa phương Hà Nội vào các môn học trong nhà trường phổ thông. Hà Nội cũng là địa phương tiên phong đi đầu trong cả nước dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh Hà Nội.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiên phong triển khai bộ môn Hà Nội học
TS.Lê Thị Thu Hương - Trưởng Khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chia sẻ: "Không phải chỉ tôi mà các nhà khoa học yêu Hà Nội đều mong muốn khi thực hiện đề án bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Chúng tôi đều mong muốn thông qua đề án này truyền tải những kiến thức về Hà Nội trên các lĩnh vực lịch sử văn hóa kinh tế... đến các thầy cô giáo, để các thầy cô có kiến thức tự tin truyền tải tới các em học sinh.

TS.Đỗ Hồng Cường - Chủ Tịch Hội Đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chia sẻ thêm, nhà trường đã xây dựng và hình thành bộ môn Hà Nội học để triển khai đào tạo cho toàn bộ sinh viên, đồng thời tham gia và xây dựng đào tạo cho đội ngũ giáo viên của toàn thành phố.
Việc xây dựng hình thành văn hóa của Hà Nội là công việc đòi hỏi sự kiên trì lâu dài, có sự chung tay của nhiều nhà khoa học tâm huyết. Dù còn nhiều khó khăn nhưng bằng tâm huyết, đổi mới, các thầy cô tin rằng “Hà Nội học” sẽ trở nên hấp dẫn hẫn hơn.


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
0