Đưa công trình công nghiệp thành di sản
Biến di sản công nghiệp thành tổ hợp văn hóa sáng tạo
Tiếp nối thành công từ 3 mùa Lễ hội trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề "Giao lộ sáng tạo" sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm khác biệt, giúp cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ trước đã xây đắp và để lại.
Lễ hội thiết kế sáng tạo hàng năm của Hà Nội với trên dưới 100 sự kiện văn hóa, sáng tạo đã khẳng định vị thế tiên phong của Hà Nội ở tầm quốc gia, hội nhập với xu thế kinh tế sáng tạo quốc tế. Trong đó, Hà Nội được quốc tế chú ý và đánh giá cao với các sáng kiến biến di sản công nghiệp trở thành không gian văn hóa sáng tạo.
Tháp nước Hàng Đậu (bốt Hàng Đậu, Hà Nội) - một trong những ví dụ điển hình. Đó là một công trình cũ kỹ, vốn không sử dụng từ nhiều năm này đã được cải tạo, sắp đặt để trở thành một không gian nghệ thuật giàu chất sáng tạo.
Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng vào năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng để phục vụ việc cung cấp nước sạch cho binh lính và công dân của họ trong thời gian Pháp đô hộ.
Không muốn lãng quên công năng vốn có của tháp nước cổ kính mà kiến trúc vẫn tuyệt đẹp này, nhóm kiến trúc sư Cao Thế Anh, họa sĩ Nguyễn Đức Phương đã đem vào công trình sáng tạo nghệ thuật một ý tưởng, đó là cùng khách tham quan "Lắng nghe từng chuyển động của âm thanh, chuyển động của nước".
Trưng bày "Sắp đặt nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu" là một trải nghiệm không gian nghệ thuật sắp đặt ánh sáng từ vật liệu tái chế và hệ thống sắp đặt âm thanh của nước rất độc đáo, tái hiện lại âm thanh của nước trong tự nhiên.
Sắp đặt âm thanh, tái hiện tiếng động của nước trong tự nhiên và hệ thống sắp đặt ánh sáng, khiến mở rộng thị giác về hình ảnh hiện vật được tái chế từ rác thải đô thị, nhóm nghệ sĩ muốn chuyển tải năng lượng từ nguồn nước trong tâm linh, quan niệm về "lục thủy" 6 nguồn nước mẹ, nổi bật trong kiến trúc Pháp của tòa tháp và hòa hợp với âm thanh nhịp sống đương đại thế kỷ 21.
Không gian "Sắp đặt nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu" đưa khán giả trở về thiên nhiên, qua đó kiến tạo sự kết nối xã hội đô thị và thế giới tự nhiên thông qua hình ảnh nước đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của nước trong cuộc sống ngày nay.
Không gian văn hóa sáng tạo từ một nhà máy cũ
Tổ hợp Complex 01 được xây dựng trên nền đất Nhà máy in Công đoàn cũ, với mục tiêu tạo dựng một mái nhà chung cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của Thủ đô, bao gồm 4 nhóm hoạt động chính: mua sắm, ẩm thực, workshop, sự kiện. Bên cạnh đó, các nhóm cộng đồng: thủ công, âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc… cũng đang sinh hoạt thường kỳ tại đây.
Với diện tích 4.000m², được xây dựng trên nền một nhà máy đã cũ với lối kiến trúc đặc trưng của khoảng thập niên 50, 60 thế kỷ trước, được các nhà đầu tư Complex 01 giữ lại như những mảng tường chỉ mới có lớp gạch thô, những ô cửa sổ sắt không cánh, những mảng rêu phong in hằn dấu vết thời gian mang lại nét hoài cổ pha lẫn hiện đại.
Từ một nhà máy in bị bỏ hoang trong con ngách nhỏ trên phố Tây Sơn, quận Đống Đa, giờ đây đã được tái thiết thành khu tổ hợp Complex 01 độc đáo. Cách làm này đang tạo sức sống mới cho những không gian cũ, lưu trữ ký ức và lịch sử, vừa mang lại lợi ích kinh tế, thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật, từ đó góp phần lan tỏa tinh thần sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng Thành phố Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo trong thời gian tới.
Nhà máy thép Volklingen, Đức - di sản của thế giới
Tại thung lũng Volklingen, Đức, có một di tích đặc biệt đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đó là nhà máy sản xuất thép lò cao, biểu tượng của ngành sản xuất thép trong thế kỷ 19 và 20. Nhà máy thép cũ này hiện nay đã trở thành là một địa điểm vừa mang tính lịch sử vừa mang tính văn hóa.
Nhà máy sản xuất gang thép Volklingen nằm cạnh nhà ga xe lửa tại thành phố Volklingen, bang Saarland, Đức, cạnh biên giới với Pháp. Nhà máy được xây dựng vào năm 1873. Thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất nhà máy có tới 70 ngàn công nhân.
Vào năm 1986 nhà máy ngừng hoạt động. Tuy nhiên các nhà chức trách Đức không phá bỏ mà thay vào đó bảo tồn công trình này với vai trò là một tượng đài công nghiệp. Nhà máy được chuyển đổi thành một bảo tàng và một trung tâm khoa học tương tác trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thép. Năm1994, Công trình này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nó cũng là một phần của tuyến đường di sản công nghiệp châu Âu và giành giải thưởng Cột mốc Lịch sử Kỹ thuật Đức.
Đến với bảo tàng du khách có thể tham quan các khu vực sản xuất hoặc tham dự các triển lãm tạm thời tại các hội trường lớn. Vào mùa hè, các buổi hòa nhạc thường xuyên được tổ chức tại nhà máy này.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0