Đưa Bát Tràng vào mạng lưới làng nghề thủ công thế giới
Chị Vũ Như Quỳnh (Bát Tràng, Gia Lâm), một nghệ nhân trẻ của làng nghề Bát Tràng, rất tự hào về nghề truyền thống của cha ông đã để lại. Kế thừa những tinh hoa của cha ông, chị Như Quỳnh đã phát triển dòng gốm tâm linh, phong thủy, bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Các họa tiết hoa văn trên sản phẩm của Công ty Vạn An Lộc đều là họa tiết hoa văn cổ, được chị Như Quỳnh sử dụng công nghệ cập nhật vào sản phẩm gốm sứ thủ công, đã tạo ra những sản phẩm mang sắc thái riêng. Chị mong muốn làng nghề quê mình vươn tầm quốc tế: "Cá nhân tôi thấy đó là một cơ hội tuyệt vời để gốm Bát Tràng giới thiệu đến bạn bè quốc tế và để mọi người biết đến một làng gốm vẫn đậm nét thủ công truyền thống và những sản phẩm gốm Bát Tràng có những đặc trưng rất riêng".
Trực tiếp gặp gỡ các nghệ nhân, thăm làng nghề cổ Bát Tràng, đại diện Hội đồng thủ công thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương rất ngạc nhiên bởi toàn xã Bát Tràng hiện có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Các cơ sở đã và đang giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng (Bát Tràng, Gia Lâm) cho biết: "Nghề của mình cũng khá là đặc biệt, bởi con chữ mình khắc lên trên gốm để mọi người cảm nhận thấy có những điều mong muốn, hướng tới bình an hạnh phúc cho gia đình".
Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống. Động thái này không chỉ góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn khẳng định vị thế của làng nghề trong bức tranh thủ công toàn cầu.


Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
0