Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chuẩn bị công phu

Ngày 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước vì vậy quá trình chuẩn bị xây dựng Luật đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng.

Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình, Thủ đô Hà Nội.

Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định vị trí, vai trò của Thủ đô.

Với ý nghĩa quan trọng đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Quá trình chuẩn bị xây dựng luật đã chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Quan điểm trên hết là tạo cơ chế đặc thù để Thủ đô phát triển đột phá, vượt trội. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý và sự hoàn thiện của dự thảo luật đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Bà Nguyễn Phương Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho biết: "Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện dự án Luật Thủ đô, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề khác nhau, vấn đề mới ví dụ như việc phát triển đô thị theo định hướng TOD, giao thông công cộng rồi quản lý không gian ngầm cũng như các nội dung liên quan đến cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị. Các Sở, ngành của thành phố Hà Nội cũng đã rất tích cực tham gia vào quá trình này giúp cho Thường trực Uỷ ban Pháp luật cũng như Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan chuẩn bị các nội dung đánh giá tác động cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp để tháo gỡ những vấn đề còn khó khăn, bất cập trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ phê bình 30 Bộ, cơ quan Trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.

Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Burundi vào cuối giờ chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng.

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề chính sách thuế đối ứng mà Mỹ áp dụng với các nước, trong đó có Việt Nam cũng như quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ cùng trao đổi để sớm ký một thỏa thuận song phương giữa hai nước.