Du lịch Trung Quốc tăng trưởng nhờ chính sách thị thực mới
Cục Quản lý Di trú Quốc gia Trung Quốc (NIA) đã công bố chính sách mở rộng và tối ưu hóa thời gian lưu trú miễn thị thực cho du khách quốc tế. Theo đó, thời gian lưu trú quá cảnh miễn thị thực được nâng lên 240 giờ, so với mức tối đa trước đây là 72 hoặc 144 giờ.
Thống kê từ ngành du lịch ghi nhận hiệu ứng tích cực nhờ vào chính sách này. Riêng tại sân bay quốc tế Giang Bắc, Trùng Khánh, lượng khách quốc tế đã tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tại Thượng Hải, các gói tour dành cho du khách Hàn Quốc tăng hơn 180% trong vòng một năm qua.
Ông Zheng Lidong, quản lý công ty du lịch, cho biết: “Sau khi chính sách mới được áp dụng, số lượng đặt tour tăng gấp đôi, đặc biệt là từ châu Âu và Mỹ. Một số điểm du lịch hiện đã kín lịch đến tháng 5 năm sau".
Với chính sách mới, nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu và Trùng Khánh đã nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế. Các địa danh nổi tiếng như Bến Thượng Hải, vườn Dự Viên, hay Biệt thự Wukang thậm chí còn trở thành bối cảnh cho những bức ảnh cưới lãng mạn của du khách nước ngoài.
Với chính sách mở rộng miễn thị thực, Trung Quốc không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách quốc tế mà còn khẳng định sự cởi mở và nỗ lực thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế toàn cầu. Đây hứa hẹn sẽ là một cú hích quan trọng giúp Trung Quốc tiếp tục ghi dấu trên bản đồ du lịch quốc tế.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.
Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.
Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.
0