Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

Để đạt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, đòi hỏi ngành du lịch có sản phẩm mới để thu hút du khách chọn Việt Nam làm điểm đến tham quan và mua sắm.

Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia, trong tháng 7/2024, ngành du lịch Việt Nam đã đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. 7 tháng qua đã có gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Về quy mô, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường khách lớn nhất của Việt Nam với gần 2,6 triệu lượt (chiếm 26%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 2,1 triệu lượt (chiếm 21,4%).

Trong tháng 7/2024, ngành du lịch Việt Nam đã đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Kết quả khảo sát của Cục Du lịch Quốc gia cho thấy tổng chi tiêu trung bình cho mỗi chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 1200 USD cho tour 9 ngày. Trong đó, chi phí thuê phòng lưu trú và ăn uống lên đến 56-60%; mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chỉ chiếm 20%, còn lại là chi phí khác.

Theo các chuyên gia du lịch, để kích thích du khách tiêu tiền, đòi hỏi ngành du lịch cần có nhiều dịch vụ mua sắm và vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe... Bên cạnh đó, cần có các làng nghề chế tác đồ thủ công mỹ nghệ sản xuất ra những mặt hàng lưu niệm đặc trưng để giới thiệu với du khách khách thay vì chỉ có những sản phẩm thủ công thuần túy.

Ngoài ra, địa phương nên triển khai các tuần lễ giảm giá lớn vào những thời điểm nhất định, góp phần thu hút nhiều hơn nữa lượng khách đến Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số phát triển con người của Việt Nam được duy trì ở mức cao nhưng vẫn có bất bình đẳng tiềm ẩn, theo Báo cáo Phát triển Con người 2025 mới được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố.

Hơn 10 nghìn đồng có thể mua được một bao thuốc lá là một mức giá quá rẻ, khiến tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam thuộc top cao trên thế giới. Vậy, liệu tăng giá thuốc lá có thực sự giảm được số lượng người hút?

Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.