Du lịch Hà Nội thu hơn 2.000 tỷ đồng trong 7 ngày Tết
Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội ngày 14/2, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 8/2 đến hết ngày 14/2 dương lịch, tức từ ngày 29/12 đến hết 5/1 âm lịch), lượng du khách đến với Thủ đô ước đạt 653.000 lượt, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lượng khách quốc tế tiếp tục tăng trưởng mạnh, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 103.000 lượt. Các thị trường khách đến Thủ đô trong dịp Tết cổ truyền chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Pháp…

Khách nội địa ước đón 550.000 lượt, chủ yếu là du khách đến du xuân, trẩy hội đầu năm. Nhiều điểm đến thu hút du khách như Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn đón 80.600 lượt khách (tính riêng ngày 13/2/2024, tức mồng 4 Tết, đón 35.000 lượt khách); Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón hơn 106.000 lượt khách; Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long đón hơn 48.700 lượt khách; Khu di tích Cổ Loa đón 25.000 lượt khách; Điểm du lịch làng cổ Đường Lâm đón khoảng 15.000 lượt khách...

Công suất bình quân khối khách sạn ước đạt 59,6%, lượng khách có lưu trú chủ yếu là khách quốc tế đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ.
Lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Công viên văn hóa Đống Đa mùng 5 Tết thu hút hàng ngàn người dân đến tham quan, tưởng nhớ công lao của vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Bên cạnh đó, nhiều lễ hội sẽ được khai mạc vào mùng 6 tháng Giêng hứa hẹn sẽ tiếp tục là những điểm đến được du khách quan tâm như lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), Hội Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội)…
Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách (tăng 10,4% so với năm 2023); trong đó gồm 5 triệu lượt khách quốc tế (3,2 triệu khách có lưu trú) và 21,5 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99.770 tỷ đồng.


Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".
0