Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức đi vào hoạt động
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông có tổng chiều dài tuyến chính 13,05km, toàn bộ đi trên cao (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa với 12 ga trên cao). Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1435mm; tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác 35km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (và ngược lại) là 23,63 phút.

Khi đưa vào hoạt động thương mại, tuyến đường sắt này sẽ hoạt động liên tục từ 5h-23h hằng ngày. Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường, tàu được khai thác 10 phút/chuyến, lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.
Tuy vậy, với tiến độ như hiện nay, khoảng 8 - 10 năm mới xây dựng được một tuyến đường sắt đô thị nên tới đây, ngoài việc tiếp tục kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ODA, cần có các giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh việc đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, vì đây là loại hình vận tải hành khách công cộng ưu việt có khối lượng lớn, tốc độ cao, mới có thể đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của chính quyền cũng như người dân Thủ đô.
Đây là dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô, là khởi đầu cho việc triển khai thực hiện quy hoạch đường sắt đô thị đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan chủ động phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng thầu để triển khai thực hiện dự án; khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức giao thông góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa dự án đầu tư vào khai thác, vận hành.
Đến nay, công trình đã được Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận về thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị; Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có thông báo kết luận chấp thuận kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư; Hanoi Metro đã chuẩn bị đủ nhân lực, năng lực để quản lý vận hành hệ thống; Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã chuẩn bị đủ năng lực quản lý. Cùng với đó, việc kết nối giao thông tới các ga của tuyến đường sắt đã được chuẩn bị.


Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
0