Drone mặt đất của Nga: Định hình lại chiến tranh

Sự tích hợp chiến thuật của phương tiện không người lái mặt đất và tự động hóa là những lĩnh vực trọng tâm đối với cả lực lượng Nga và Ukraine.

Cuộc chiến ủy nhiệm của NATO chống lại Nga ở Ukraine đã trở thành động lực chính cho những đổi mới, ở cả cấp ngành và cấp cơ sở. Một ví dụ là phương tiện không người lái mặt đất được triển khai khi cần thực hiện các nhiệm vụ trên mặt đất, cụ thể:

Lính Nga tích cực sử dụng phương tiện không người lái mặt đất để mang thuốc nổ trực tiếp đến các vị trí của đối phương.

Phương tiện điều khiển từ xa còn được dùng để rà phá bom mìn ở các khu vực được giải phóng.

Quân đội Nga cũng sử dụng phương tiện không người lái mặt đất để giao đạn và vật tư đến tiền tuyến nơi diễn ra giao tranh.

Các chuyên gia quân sự Nga nhanh chóng quyết định đặt các bệ phóng tên lửa và lựu đạn lên phương tiện không người lái mặt đất để bắn phá xe tăng và xe bọc thép của đối phương.

Phương tiện mặt đất đạn nổ là vũ khí hiệu quả chống lại xe tăng, xe cộ và các vị trí kiên cố của đối phương.

Phương tiện không người lái mặt đất “Kaban” (Lợn Rừng), còn được dùng để vận chuyển những người lính bị thương từ tiền tuyến.

Quân nhân Nga huấn luyện vận hành drone. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Cuộc đột phá của Nga vào công nghệ phương tiện không người lái mặt đất bao gồm các mô hình tinh vi như "Marker" hỗ trợ AI và Zubilo UGV hướng đến hậu cần. Đồng thời, Ukraine cũng đang phát triển năng lực phương tiện không người lái mặt đất, bằng chứng là việc triển khai robot không người lái "Ironclad", được trang bị súng máy để thực hiện các nhiệm vụ tấn công và trinh sát.

Đây là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Ukraine nhằm tích hợp phương tiện không người lái mặt đất vào các hoạt động tiền tuyến, nâng cao hiệu quả chiến đấu của chúng đồng thời giảm thiểu thương vong về người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc việc từ bỏ vai trò lãnh đạo quân sự của Washington trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một động thái có thể thay đổi cấu trúc chỉ huy quân sự của khối này.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Ả Rập, Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo, đã bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực gia tăng tại Gaza, đồng thời kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn, tạo điều kiện cho hoạt động viện trợ.

Quân đội Nga đã phải bắn hạ các máy bay không người lái của chính mình theo mệnh lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Các hệ thống phóng lựu nhiệt áp hạng nặng TOS-1A Solntsepyok của Nga đã tấn công các vị trí được cho là của Ukraine tại một địa điểm không được tiết lộ trên chiến tuyến ngày 18/3.

Lãnh đạo Mỹ - Nga đã thảo luận về một lệnh ngừng bắn nhỏ trong cuộc điện đàm, nhưng chưa thể nhất trí về thỏa thuận chấm dứt chiến sự Ukraine.

Một thẩm phán liên bang Mỹ vừa ra phán quyết ngăn chặn việc đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), yêu cầu khôi phục quyền truy cập cho hàng nghìn nhân viên bị ảnh hưởng.