Đồng yên Nhật gặp nhiều biến động trong tuần qua
Lần đầu tiên kể từ năm 1990, đồng yên chạm mức 160,03 so với đồng bạc xanh vào thứ Hai, nhưng đã tăng mạnh lên mức 156 vào cuối ngày hôm đó trong bối cảnh có đồn đoán về sự can thiệp của chính phủ Nhật Bản.
Theo một số nhà phân tích thị trường, vào thứ Tư, đồng tiền này đã mạnh hơn 2% và giao dịch ở mức gần 153 đổi một đô la, điều này cũng có thể là do có sự can thiệp.

Đồng yên Nhật gặp nhiều biến động trong tuần qua.
Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức xác nhận vai trò của họ trong việc hỗ trợ tiền tệ. Đồng yên hiện đang giao dịch ở mức 152,90 yên đổi 1 đô la.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki, ngày 2/5, đã từ chối bình luận về sự tăng giá đột ngột của đồng yên trước đó trong bối cảnh các nhà đầu tư nghi ngờ đây là một đợt can thiệp khác của chính quyền Nhật Bản nhằm làm chậm sự sụt giảm của đồng tiền so với đồng USD.
Ông Suzuki đang ở thủ đô Tbilisi của Gruzia để tham dự cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).


Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.
Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
0