Dòng vốn FDI không mặn mà với TTCK Việt Nam
Mặc dù đã hoạt động đầu tư tại thị trường Việt hơn 15 năm, nhiều lần gặp khó khăn về vốn, tuy nhiên, khi hỏi về giải pháp lên sàn chứng khoán để huy động vốn trung dài hạn. Đại diện DN chia sẻ, DN vẫn chưa có ý định lên sàn thời điểm này.
Bà Ngô Thanh Hoà - Đại diện Công ty TNHH Đầu tư Việt Ý chia sẻ: "Doanh nghiệp chúng tôi đã từng nghĩ đến việc lên sàn chứng khoán lâu rồi nhưng do điều kiện hạn hẹp về thông tin và sự hướng dẫn nên chúng tôi vẫn còn chưa còn có đường hướng tốt, tôi chưa đủ tự tin tham gia..."

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc kiến nghị, cần khẩn trương cho phép các doanh nghiệp FDI có điều kiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử niêm yết của các doanh nghiệp FD, có thể thấy, khối doanh nghiệp này không chỉ gặp khó với các quy định, văn bản hướng dẫn mà còn vấp phải sự thờ ơ của các nhà đầu tư chứng khoán khi hầu hết cổ phiếu FDI trên sàn đều chỉ có giao dịch nhỏ lẻ, thậm chí liên tục đi xuống và phải hủy niêm yết.
Ông Lã Giang Trung - Tổng giám đốc CTCP tư vấn đầu tư chứng khoán Passion Investment cho biết: "Thị trường chứng khoán là nơi các doanh nghiệp huy động vốn, trong đó các doanh nghiệp FDI họ đều có công ty mẹ huy động vốn, nhu cầu huy động vốn trên sàn không quá cao nên họ chưa mặn mà nghĩ đến... "

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBankS cho biết: "Đối với doanh nghiệp FDI khi họ đầu tư vào Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp sản xuất thì họ không có nhu cầu để niêm yết mà phần lớn những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp sở hữu trong nước...."
Việc đưa khối doanh nghiệp FDI lên sàn chứng khoán được kỳ vọng sẽ đa dạng hóa sản phẩm đầu tư, thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại,... Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI vẫn cần được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, tránh những rủi ro cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến hình ảnh, chất lượng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị thêm kiến thức đầu tư, lựa chọn doanh nghiệp FDI có tình hình tài chính vững mạnh; tìm kiếm và đánh giá các thông tin về chiến lược kinh doanh như mở rộng sản xuất, hợp tác đầu tư và các kế hoạch tăng vốn đầu tư… để tìm ra những doanh nghiệp FDI có tương lai về hoạt động kinh doanh dài hạn ở Việt Nam.


MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
Quyết định áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump là cú sốc lớn, nằm ngoài dự tính của các doanh nghiệp dệt may - ngành hàng có trên dưới 45% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Hàng Việt xuất khẩu đi Mỹ sẽ chịu tác động lớn, nhất là giảm cạnh tranh với sản phẩm từ nước khác sau công bố về mức thuế đối ứng 46% dành cho hàng hóa Việt Nam của Tổng thống Donald Trump.
Các doanh nghiệp đề xuất nên tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn.
Golden Gate đã chi khoảng 270 tỷ đồng để mua 99,98% cổ phần công ty vận hành chuỗi cà phê The Coffee House và một số người đã cho rằng Golden Gate mua được chuỗi The Coffee House với mức giá hời. Vậy mức giá này có thực sự rẻ?
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) ghi nhận doanh thu 1.494 tỷ đồng, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 23%, còn 268 tỷ đồng trong hai tháng đầu năm 2025.
0