Động lực mới thúc đẩy bất động sản Thủ đô
Đầu tháng 3 vừa qua, UBND huyện Chương Mỹ và Tập đoàn Phú Mỹ đã tổ chức khởi công Cụm công nghiệp Đông Phú Yên. Cụm được xây dựng trên diện tích 41,2ha - tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường đồng bộ để phát triển mô hình Cụm công nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững theo đúng tiêu chí, chủ trương của Đảng, nhà nước và thành phố Hà Nội là không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Dự kiến tháng 10 năm nay, Cụm công nghiệp Đông Phú Yên sẽ hoàn thành, bổ sung kịp thời nguồn cung cho bất động sản công nghiệp phía Tây của Thủ đô.
Cụm công nghiệp Xà Cầu giai đoạn hai cũng vừa được UBND huyện Ứng Hoà cùng Công ty Cổ phần Hà Thành BQP tổ chức khởi công đầu tháng 3 tại xã Quảng Phú Cầu. Cụm có diện tích hơn 7,9ha nằm sát Quốc lộ 21B, theo quy hoạch được chia làm 42 lô với diện tích mỗi lô từ 1000 - 1.800m2, dự kiến giá thuê cho 50 năm từ 6 - 7 triệu đồng/m2. Việc tổ chức khởi công đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sớm đưa vào hoạt động CCN sẽ góp phần giải quyết nhu cầu mặt bằng SX-KD cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, đồng thời thu hút các doanh nghiệp địa bàn lân cận và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Tại huyện Thanh Oai, Cụm công nghiệp Phương Trung nằm sát Quốc lộ 21B, sau một năm thi công, hiện chủ đầu tư đã hoàn thiện xong hạ tầng. Với mức giá từ 7 triệu đồng/m2, dự kiến đến cuối năm 2024 sẽ cho thuê đạt 70% diện tích. Hay cụm CN Thanh Thùy giai đoạn hai nằm sát Đường trục phát triển phía Nam và Vành đai 4 đang được gấp rút thi công. Nằm tại vị trí nút giao giữa Vành đai 4 và Quốc lộ 21B, Chợ đầu mối Nam Hà Nội tại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, quy mô gần 50.000m2 cũng đang được chủ đầu tư gấp rút hoàn thiện hạ tầng. Toàn bộ 342 gian chợ truyền thống dành cho bà con tiểu thương địa phương đã được đăng ký nhận chỗ. Khu kiot thương mại có 509 căn, hiện BQL chợ đã ký kết hợp tác với hiệp hội các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phía Bắc.
Hiện nay Hà Nội đang trở thành địa điểm thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất. Theo thông tin vừa được Cục Thống kê TP. Hà Nội cập nhật, năm 2023, thành phố thu hút được 2,943 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 70,5% so với năm trước là một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Việc đẩy mở rộng phân khúc bất động sản công nghiệp là việc làm rất quan trọng, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư quốc tế trong tương lai.
Đòn bẩy cho bất động sản công nghiệp thủ đô chính là sự hỗ trợ từ chính quyền và hạ tầng phục vụ công nghiệp như logistic, giao thông, được đầu tư bài bản. Việc này sẽ thu hút sức thuê để phát triển sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông liên kết vùng hiện hữu và các dự án cao tốc trọng điểm đang được triển khai sẽ kết nối và rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp, đây là điều kiện cần thiết để tạo lực đẩy phát triển cho bất động sản công nghiệp.


Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:
0