Động đất mạnh làm rung chuyển vùng đông bắc Nhật Bản

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, trận động đất mạnh cấp 4 trên thang cường độ địa chấn gồm cấp 7 của Nhật Bản, đã xảy ra ở các tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima. Tâm chấn của trận động đất nằm ngoài khơi tỉnh Fukushima, ở độ sâu khoảng 40 km.
Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại hoặc thương tích. Theo Cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản, không phát hiện điều gì bất thường tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, vốn bị phá hủy sau thảm hoạ động đất và sóng thần năm 2011, cũng như nhà máy Fukushima Daini, nằm cách Daiichi khoảng 12 km về phía nam.
Còn theo Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, các đoàn tàu cao tốc trên tuyến Tohoku Shinkansen đã tạm thời ngừng hoạt động sau động đất.
Nhật Bản, một trong những quốc gia có hoạt động kiến tạo mạnh nhất thế giới, có các tiêu chuẩn xây dựng nghiêm ngặt được thiết kế để đảm bảo các công trình có thể chịu được ngay cả những trận động đất mạnh nhất.
Quần đảo này là nơi sinh sống của khoảng 125 triệu người, thường trải qua khoảng 1.500 cơn chấn động mỗi năm, phần lớn là các trận động đất nhỏ.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, trận động đất xảy ra trưa 4/4 có cường độ 6,1 độ richter ở độ sâu 40,1 km.
Vụ việc xảy ra một ngày sau trận động đất mạnh 7,4 độ richter ở Đài Loan (Trung Quốc) khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương, hàng chục tòa nhà bị hư hại và gây ra cảnh báo sóng thần ở cả Nhật Bản và Philippines.
Trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản là trận động đất mạnh 9,0 độ richter dưới đáy biển vào tháng 3 năm 2011 ở ngoài khơi bờ biển phía đông bắc nước này, gây ra sóng thần khiến khoảng 18.500 người thiệt mạng hoặc mất tích.
Thảm họa năm 2011 cũng khiến ba lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Fukushima tan chảy, gây ra thảm họa tồi tệ nhất sau chiến tranh và là vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ thảm hoạ Chernobyl.
Tổng thiệt hại đối với Nhật Bản trong thảm hoạ này ước tính lên tới 16,9 nghìn tỷ yên (112 tỷ USD), chưa bao gồm việc ngừng hoạt động nguy hiểm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, dự kiến sẽ mất nhiều thập kỷ./.
(Theo Kyodo News, CNA)


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0