Đón xem “Chuyện cuối năm” tối 30 Tết trên Truyền hình Hà Nội

Trong suốt cả năm 2020, thế giới gần như đã dành trọn cả 365 ngày để ứng phó với dịch Covid-19. Bệnh dịch len lỏi khắp nơi, trong các bản tin nóng, trong các từ khóa tìm kiếm trên internet, trong câu chuyện thường nhật của mỗi gia đình, trong bầu không khí và trong cả cơ thể của hơn 100 triệu người trên toàn thế giới...
Trong không khí tất bật của ngày cuối cùng trong năm, chúng ta cùng nhìn lại một năm đầy khó khăn khi Việt Nam thực hiện mục tiêu “kép” vừa phải ứng phó với đại dịch, vừa phải đảm bảo phát triển kinh tế.
Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh nhận xét, trong bức tranh tổng thể của năm 2020, bên cạnh những gam màu trầm là những mảng màu sáng rực. Đó là sự hy sinh thầm lặng của các “chiến sĩ áo trắng” chính là những “nốt trầm xao xuyến” viết nên “bản hòa ca” chiến thắng đại dịch của đất nước. Và điều đó đã được cả thế giới ghi nhận và ngợi ca.

Và không thể thiếu, trong “Chuyện cuối năm”, hình ảnh Hà Nội- trái tim của cả nước lại một lần nữa được các chuyên gia nhắc đến như một “anh cả” tiên phong chủ động xây dựng và thực hiện những cơ chế, chính sách mới, có tính đặc thù cao, tạo đột phá để góp phần phát triển đất nước. Lãnh đạo Thủ đô đã có những quyết sách hợp lý trong đổi mới công nghệ và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, khuyến khích hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, các địa phương trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng phát triển theo hướng bền vững.

Nhà báo Ngô Thanh, người viết kịch bản “Chuyện cuối năm” cho biết, ngày cuối năm, bên cạnh những suy ngẫm, tổng kết một năm cũ đã qua thì lòng người cũng thường chộn rộn, tất bật, sắm sang để đón một năm mới với hy vọng nhiều may mắn. Và bỏ qua những gì u ám của năm cũ, người ta thường nghĩ đến những khoảnh khắc vui tươi, đoàn viên bên người thân, gia đình.
Bởi vậy, điểm nhấn của chương trình cũng chính là những phóng sự do ê kíp Đài PT-TH Hà Nội thực hiện, ghi lại khoảnh khắc chuẩn bị đón năm mới của người Hà Nội. Đó là cảm xúc chiều 30 của người dân Hà Nội với những ký ức đón Tết thuở xưa không thể phai mờ, là mâm cỗ tất niên truyền thống của người Hà Nội với đủ đầy hương vị đặc trưng của đất Hà thành. Đó còn là phong tục đi lễ đêm 30 của người Hà Nội như một giá trị tâm linh không thể thiếu của người Hà Nội trong khoảnh khắc giao thừa. Đó là lúc lòng người rộng mở để đón nhận những đổi thay phía trước, an nhiên biết đủ để sẻ chia và bao dung trọn cõi lòng.

Ngoài các chuyên gia kinh tế, nhà sử học, chương trình “Chuyện cuối năm” còn quy tụ nhiều văn nghệ sĩ tham dự như: Nhà văn Trương Quý, ca sĩ Nhật Huyền, Hà Miên…cùng các tiểu phẩm hài và tiết mục ca nhạc hấp dẫn.
Chương trình "Chuyện cuối năm" sẽ kéo dài 4 tiếng từ 20:00 tối 11-2 tức 30 Tết trên Kênh H1, H2 của Đài PT-TH Hà Nội.


Trước diễn biến giá vàng liên tục tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động ngăn chặn việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng.
Thách thức từ chính sách thuế quan là cơ hội để Việt Nam tiến tới một hiệp định thương mại tự do với Mỹ.
Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 10% với các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm khoảng 30% trong năm nay.
Ngân hàng Nhà nước đã chính thức triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.
Cơ quan Thuế các cấp trong 3 tháng đầu năm đã xử lý vi phạm đối với 24.588 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử với số thuế xử lý truy thu và phạt là 469 tỷ đồng.
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chính thức ra mắt Sách Trắng 2025, đưa ra những "trận chiến phải thắng" mà Việt Nam cần vượt qua nhằm tạo những đột phá trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
0