Đôn đốc xử lý sau thanh tra tại TCT Thuốc lá Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm đối với các nội dung kết luận, kiến nghị tại Kết luận số 966/KL-TTCP về việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn tại Vinataba.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, UBND TP.HCM, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và có báo cáo về cơ quan này.
Về việc Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an làm rõ việc mua bán nguyên liệu của Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Dung, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP và các quy định của pháp luật có liên quan để chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, như đã đưa tin, ngày 20/10, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Kết luận Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, trong việc đầu tư xây dựng, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có sai phạm khi thực hiện góp vốn Dự án tại 152 Trần Phú (TP HCM).
Đối với việc quản lý đất đai, Thanh tra Chính phủ kết luận, một số thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chưa hoàn thiện các thủ tục đối với diện tích đất được Nhà nước cho thuê (như Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá, Công ty Thuốc lá Sài Gòn). Một số dự án khác cũng chậm tiến độ, phải phê duyệt nhiều lần làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh (Dự án đầu tư chiều sâu phân xưởng sợi, Dự án đầu tư thiết bị kho nguyên liệu và kho thành phần của Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Dự án xây trụ sở Vinataba tại 30 Nguyễn Du, Hà Nội).
Kết luận thanh tra cũng xác định, nguồn gốc một số nguyên liệu thuốc lá của DNTN Tuấn Dung bán cho các công ty thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (như Công ty CP Hòa Việt, Công ty Thuốc lá Bến Tre, Công ty Thuốc lá An Giang, Công ty Thuốc lá Đồng Tháp, Công ty Thuốc lá Cửu Long) có dấu hiệu hợp thức hóa nguyên liệu không hợp pháp.
Từ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xác minh, làm rõ những vụ việc mua bán nguyên liệu của Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Dung có dấu hiệu của tội “Trốn thuế”, theo Điều 200 BLHS…
PV/HANOITV
(Tổng hợp)
Thuế quan sẽ là một "cơn gió ngược" đối với các ông lớn trong ngành giày thể thao, làm tăng sự biến động trong thương mại mà các nhà bán lẻ giày dép đang cố gắng điều hướng.
Da giày nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn trước chính sách thuế mới của Mỹ, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cách ứng phó để giảm tác động đối với sản xuất kinh doanh.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
Theo Cục Thống kê, tổng vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt 1,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Mỗi mùa đại hội cổ đông, các doanh nghiệp lớn thường tốn cả trăm triệu vào việc gửi thư đảm bảo cho từng cổ đông. Vậy, góc nhìn xung quanh câu chuyện này là gì?
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường hiện nay vẫn cao hơn tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
0