Đòn bánh tét kỷ lục Guiness Việt Nam
Ngày 25/1 (nhằm Mùng 1 tết Canh Tý), Khu du lịch văn hóa Phương Nam, tọa lạc xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức “trình làng” 2 kỷ lục Guiness Việt Nam. Trong đó, có kỷ lục đòn bánh tét lớn nhất Việt Nam chứa 2020 đòn bánh nhỏ để chiêu đãi bà con trong dịp Tết đến xuân về.
Đòn bánh tét kỷ lục Guiness Việt Nam có sức chứa đến 2020 đòn bánh tét nhỏ - con số mang ý nghĩa chào mừng Xuân Canh Tý năm 2020. Ngay sau khi thực hiện nghi thức công bố và cắt đòn bánh tét lớn, toàn bộ 2020 đòn bánh tét nhỏ được gửi tặng cho nhân dân ăn Tết.

Đòn bánh tét có chiều dài 6 mét, đường kính 2 mét. Vỏ bên ngoài của đòn bánh tét được làm từ 530kg sắt, tole các loại và được buộc bằng dây thừng. Bên trong đòn bánh khổng lồ này có sức chứa đến 2020 đòn bánh tét nhỏ, đây cũng là con số mang ý nghĩa chào mừng Xuân Canh Tý năm 2020. Mỗi đòn bánh nhỏ nặng 0,8kg được gói từ các nguyên liệu truyền thống của người dân miền Tây như lá chuối, nếp, đậu, chuối chín, dừa, đường, muối. Tổng trọng lượng của đòn bánh tét khổng lồ là 2.146kg. Ngay sau khi thực hiện nghi thức công bố và cắt đòn bánh tét lớn, toàn bộ 2020 đòn bánh tét nhỏ được gửi tặng cho bà con ăn Tết.
Bên cạnh đòn bánh tét khổng lồ, đơn vị còn có “con đường nón lá” có chiều dài 400 mét, cao 7 mét, rộng 8 mét, sử dụng 19.500 kg sắt, treo 7.200 nón lá với 450 ngày công. Công trình không chỉ tạo bóng mát cho du khách, tạo cảnh quan sinh động, đẹp mắt, mà còn là tôn vinh hình ảnh nón lá Việt Nam, đồng thời là sản phẩm du lịch độc đáo.
Mặt khác để tăng thu hút cho đòn bánh tét, Khu Du lịch văn hóa Phương Nam cũng trang trí các tiểu cảnh như mâm ngũ quả và linh vật của năm Canh Tý là những chú chuột đủ màu sắc hay những chiếc bánh chưng, bánh giày cùng góp mặt càng khiến cho mô hình này đậm sắc xuân. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí, trải nghiệm, các hoạt động ẩm thực, tái hiện nét sinh hoạt truyền thống của người dân Nam bộ xưa với nền văn hóa lúa nước phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế./.


Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
0