Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp tăng năng suất

Yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, cạnh tranh về giá, việc tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cải tiến năng suất.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chủ động tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Là doanh nghiệp công nghệ tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC xem đổi mới sáng tạo là giá trị cốt lõi và đang ứng dụng trong việc tối ưu hóa quy trình vận hành, phát triển sản phẩm hệ sinh thái giải pháp công nghệ và kinh doanh, tối ưu trải nghiệm khách hàng, đã giúp nâng cao hiệu suất và rút ngắn đến 70% thời gian.

Ông Phạm Ngọc Bắc - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS), cho hay: “Hầu như tất cả các bộ phận tại công ty đều cảm nhận và nhìn thấy rõ hiệu suất khi chúng tôi áp dụng đổi mới sáng tạo. Với các công việc hàng ngày chúng tôi làm như nghiên cứu thị trường, marketing, bán hàng, phát triển sản phẩm... khi áp dụng đổi mới sáng tạo thì công việc của chúng tôi hiệu quả hơn. Thứ hai là nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cho việc tạo ra sản phẩm mới với chu kỳ thời gian thực sự ngắn".

Theo khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội với hơn 300 doanh nghiệp, tỷ lệ đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm là 66%, thương mại dịch vụ là 79%, công nghệ thông tin là 85%. Bên cạnh việc nâng cao năng suất, đổi mới sáng tạo còn giúp tạo ra thị trường mới, thu hút các nguồn lực tài trợ của các đối tác, giảm lãng phí, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Năm 2024 là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội xếp vị trí đầu bảng của chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam cũng liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên vị trí 44 năm 2024. Việt Nam còn rất nhiều dư địa để hoàn thiện không gian và môi trường cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Do đó, cần sớm tạo dựng một khung pháp lý, hạ tầng và chính sách hỗ trợ thích hợp, cùng với sự quyết liệt thực thi. Đặc biệt, các vấn đề như chuyển giao công nghệ, tài chính và đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quyền sở hữu trí tuệ và vốn là trọng tâm cần ưu tiên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.

Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo chuyển cổ phiếu BCG của Công ty Cổ phần Bamboo Capital sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5, do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.

Giá vàng nhẫn, vàng SJC chiều 13/5 đảo chiều tăng mạnh. So với thời điểm sáng 13/5, giá vàng miếng tăng trung bình 1,3 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn ghi nhận mức tăng cao nhất lên tới 1 triệu đồng/lượng.