Độc lạ cá chép 'giả' hút khách ngày ông Công ông Táo

Bên cạnh cá chép sống, cá chép giấy, dịp Tết ông Công ông Táo năm nay, mặt hàng bánh bao, thạch, chả, xôi hình cá chép cũng hút khách mua về đặt trên mâm cúng.

Ngày 23 Âm lịch, thị trường cá chép Hà Nội sôi động, đặc biệt là từ những mối đổ buôn. Năm nay, ngoài việc cúng ông Công ông Táo bằng cá chép sống thì cá chép làm từ các nguyên liệu thực phẩm với nhiều màu sắc cũng là lựa chọn của nhiều gia đình.

Mẹt cúng ông Công ông Táo gồm: 3 bánh bao Long ngư vượt vũ môn hoặc 3 bánh cá tài lộc, bánh xu xê cốm, bánh flan bạch liên và trầu cau có giá dao động từ 400.000 đến 450.000 đồng.

Mặc dù có giá tới 450.000 đồng/set, đắt hơn gấp hai đến ba lần so với đồ ngọt làm lễ thông thường, nhưng set đồ cúng cá chép vẫn nước tới tấp đặt mua bởi hình thức đẹp, ý nghĩa và vị ngon ngọt dễ ăn.

Đồ cúng ông Công, ông Táo.

Được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn nhất là set bánh gồm cá chép lớn và ba cá chép nhỏ làm từ đậu xanh , có giá 150.000 đồng.

Ngoài ra bánh trôi, thạch và các loại xôi, bánh nhân mặn hình cá chép cũng vẫn được người tiêu dùng lựa chọn. Những con cá chép này được đúc khuôn khá công phu với màu sắc đẹp, trang trí cầu kỳ bắt mắt. Chè cá chép thường có nhân đậu xanh, còn xôi cá chép làm nhân nấm thịt. Để những các mâm cá chép  bắt mắt hơn, nhiều nơi còn trang trí thêm các loại hoa, thỏi vàng… đi kèm.

Hiện các mặt hàng cá chép giả này được rao bán rất nhiều trên các trang bán hàng online với giá dao động từ 100.SS000 đồng đến 300.000 đồng/sản phẩm.

Đa dạng các loại bánh rau câu hình cá chép trên thị trường.

Phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, các cửa hàng sản xuất các loại xôi, chè, bánh cá chép đang tất bật làm việc và cho ra nhiều mẫu mới lạ mắt, thu hút khách tiêu dùng. Năm nay các mặt hàng cá chép “giả” phục vụ Tết ông Công, ông Táo đang trở nên đa dạng và thu hút số đông khách hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.