Độc đáo con phố ngắn nhất Hà Nội
Ở thời kỳ Pháp thuộc phố Hồ Hoàn Kiếm có tên là Philharmonique (nghĩa là phố Hội Nhạc). Bởi lẽ, vào thời điểm lúc ấy, trên con phố Philharmonique tập trung nhiều nhất các rạp chiếu bóng, điểm ca nhạc giải trí của Hà Nội. Sau năm 1945 phố đã được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm.

Vì phố Hồ Hoàn Kiếm quá ngắn nên nhiều người, đặc biệt là người sống ở ngoại thành và mới sống ở Hà Nội đã không biết tới sự có mặt của nó. Nhiều khi đi qua cũng chỉ nghĩ như một cái ngách để đi tắt cho nhanh.

Một trong những điều thú vị ở phố này là một bên phố chỉ có một số nhà, bên phía kia có một vài số nhà, nhưng thực chất đều là số phụ của những ngôi nhà ở phố Đinh Tiên Hoàng hoặc Cầu Gỗ. Cả dãy phố chỉ có 8 hộ dân, chủ yếu sống từ tầng 2 trở lên, tầng 1 mặt tiền chỉ dành để luân phiên buôn bán.
Trước đây con phố này thuộc thôn Tả Vọng, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, nay phố Hồ Hoàn Kiếm thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.

Phố Hồ Hoàn Kiếm là điểm tụ tập lý tưởng cho nhiều người thích thưởng thức món ngon Hà Nội như: nộm bò khô, phở cuốn, nem chua rán, bánh bột lọc. Nằm gần Hồ Gươm, vì thế mà con phố tuy ngắn nhưng có khá nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm và là một con phố được nhiều người qua lại, biết đến.
Với mỗi người, dù là du khách hay là những người buôn bán trên phố, đều dành cho phố Hồ Hoàn Kiếm những tình cảm thân thương.


Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
0