Độc đáo chương trình thời trang nghệ thuật 'Ban Mê ơi'
Chiều 15/7, tại thác Dray Nur, xã Dray Sáp (huyện Krông Ana), Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk với chủ đề “Ban Mê ơi”.

Thổ cẩm Tây Nguyên từ xưa đến nay gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân, thể hiện được chiều sâu văn hóa. Từ đôi bàn tay khéo léo cùng với trí óc phong phú, phụ nữ các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã khắc họa lên tấm vải những hình ảnh, đường nét gắn bó với đời sống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như cồng chiêng, nhà rông, ché rượu...

Trong khung cảnh huyền bí, hùng vĩ của thác nước Dray Nur, hơn 200 diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ múa, nghệ nhân người dân tộc thiểu số đến từ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đắk Lắk đã trình diễn các bộ sưu tập thời trang thổ cẩm của các nhà thiết kế Lê Kyo, Minh Hạnh, Công Huân, Cao Duy, Trung Beret, Nguyễn Thúy, Thu Hà đã tái hiện đời sống sinh hoạt của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với các hoạt cảnh dệt thổ cẩm, làm gốm, biểu diễn nhạc cụ dân tộc… đưa người xem như trở về thời kỳ xa xưa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk với chủ đề “Ban Mê ơi” nhằm góp phần giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời quảng bá trang phục truyền thống và xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Thời đại Hùng Vương là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, bởi đây là thời đại mở đầu dựng nước, hình thành nên những giá trị văn hóa nền tảng của quốc gia. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, chúng ta hãy cùng nhìn lại thời kỳ khởi thủy đầy hào hùng này để hiểu hơn và thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.
Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
0