Độc đáo bộ sưu tập dấu ấn Hoàng Triều

Từ xa xưa, biểu tượng rồng đã gắn với truyền thống dân tộc Việt Nam, là linh vật mang theo ước mong mưa thuận gió hoà. Vào ngày 16/12, họp báo ra mắt BST ‘Dấu ấn Hoàng Triều” đã được tổ chức tại Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Trong bộ sưu tập này, nhà thiết kế Như Hồng đã chọn biểu tượng rồng của triều đại Nguyễn, tạo tác ra các thiết kế mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.

Đế lịch Tính không, hay hộp quà Tết bằng gỗ thông với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, là những sản phẩm độc đáo trong bộ sưu tập "Dấu ấn Hoàng Triều" của NTK Như Hồng.

Ấn tượng và bất ngờ là những cảm xúc của chị Minh Phương ở Quận Đống Đa khi lần đầu tiên nhìn thấy tận mắt bộ sưu tập "Dấu ấn Hoàng Triều" trong sự kiện diễn ra tại Hà Nội vào ngày 16/12.

"Tôi thấy khá là tự hào vì những sản phẩm này, nét hoa văn này như đang tái hiện lại lịch sử văn hoá Việt Nam. Bên cạnh đó, nó còn mang tính nghệ thuật và có thể ứng dụng vào nhiều sản phẩm mà mình có thể dùng hàng ngày." - chị Phương chia sẻ.

Dấu ấn Hoàng Triều là một bộ sưu tập đầu tiên được chuyển thể thành công nét vẽ tay của hoạ sĩ, nhà thiết kế vào các mẫu sản phẩm gỗ gồm hộp quà, đồ lưu niệm… Trong bộ sưu tập lần này, NTK Như Hồng đã lựa chọn biểu tượng rồng của triều đại Nguyễn thể hiện xuyên suốt. Qua những nét vẽ, chi tiết được chọn lọc cẩn trọng của 7 mẫu rồng khác nhau, đã thể hiện rõ tinh hoa nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hoá Việt Nam.

"Ở mỗi triều đại, rồng lại mang tâm thế của thời đại đó. Rồng triều Nguyễn cũng như vậy, các nghệ nhân đã tạo tác ra các tác phẩm mà ở trong tác phẩm đó đã truyền tải thông điệp. Cụ thể ở rồng triều Nguyễn là tính hoá. Mình mong muốn rằng năm Giáp Thìn mọi người sẽ vượt qua khó khăn. Ngoài ra, rồng triều Nguyễn có tính nghệ thuật rất cao. Là NTK, mình mong muốn nghệ thuật đó đến gần hơn với công chúng để nhiều người có thể chạm, tiếp cận." - NTK Như Hồng chia sẻ. 

Với Dấu ấn Hoàng Triều, NTK Như Hồng mong muốn các giá trị cổ xưa sẽ được gìn giữ và phát triển trong tương lai. Khát vọng của NTK Như Hồng còn để giới thiệu, quảng bá với bạn bè quốc tế về những giá trị bản sắc văn hoá của Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.