Độc đáo bộ sưu tập 1.000 tác phẩm rồng độc bản

Con rồng là hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Rồng được coi là biểu tượng linh thiêng, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, may mắn, cũng là linh vật đứng đầu trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng. Để chào đón năm Giáp Thìn 2024, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây) đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng.

Những tác phẩm Rồng - linh vật biểu tượng của năm Giáp Thìn được làm từ gỗ mít, đá ong, gốm, tre - những chất liệu quen thuộc của xứ Đoài, kết hợp với nghệ thuật sơn mài thuần Việt. Những ngày giáp Tết, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát vẫn miệt mài sáng tạo để hoàn thiện bộ sưu tập 1.000 tác phẩm Rồng chào đón năm mới sắp đến. Bộ sưu tập có tên gọi “Con Rồng cháu Tiên” đã được nghệ nhân ấp ủ và thực hiện trong suốt hai năm. Mỗi tác phẩm mang hình tượng Rồng của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát là một sản phẩm độc bản, duy nhất. Điểm nhấn trong bộ sưu tập 1.000 tạo tác rồng - tiên là chiếc ghế được dát 2.500 lá vàng. Ghế có hình con rồng với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ, đuôi rồng như lá bồ đề, tư thế uốn lượn mang đậm ý nghĩa về văn hóa cội nguồn của người Việt Nam.

Làng cổ Đường Lâm vốn là mảnh đất du lịch nên Nguyễn Tấn Phát luôn mở cửa miễn phí cho mọi người tham quan, khám phá các tác phẩm. Đây cũng là cách giúp anh giới thiệu về nghề thủ công sơn mài và cũng như thêm một sản phẩm du lịch hấp dẫn cho địa phương. Từ khi hoàn thiện 500 tác phẩm, anh đã tổ chức trưng bày để du khách đến tham quan có thể trải nghiệm và xem cả quá trình nghệ nhân chế tác tác phẩm:

Tết Giáp Thìn sắp đến, ẩn chứa bên trong 1.000 tác phẩm nghệ thuật mang hình tượng linh vật rồng là thông điệp gửi gắm niềm tin và hy vọng về những điều tốt đẹp nhân dịp năm mới. Với nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, đó cũng chính là cách để anh thể hiện sự tri ân và góp phần quảng bá du lịch Làng cổ Đường Lâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.