Độc đáo 100 tác phẩm gốm phù điêu 'Vũ điệu Bách Long'
100 tác phẩm độc bản, thể hiện linh vật Rồng bằng gốm phù điêu đã tạo ấn tượng sâu sắc với người xem và chinh phục hoàn toàn những người trong nghề.
Đặc biệt, khi chiêm ngưỡng tác phẩm Bách Long của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên người xem sẽ nhận thấy được chất men cực kỳ đặc biệt, chưa từng xuất hiện, chưa từng có ở đâu, kể cả ở trong các làng nghề truyền thống.

Mỗi tác phẩm là một độc bản duy nhất
Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng - Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội bày tỏ sự ngưỡng mộ: “Tác phẩm sản xuất từ gốm sứ nung qua nhiệt độ rất cao nên thành hình được đã là rất khó, nhưng mà để sản phẩm ra được đẹp là cả một quá trình, một tâm huyết của người nghệ nhân. Tôi thấy ở đây trên dưới 100 tác phẩm, phải nói là tác phẩm nào cũng đẹp”.
Anh Đào Văn Cường - Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội cho biết, đây hoàn toàn là tác phẩm nặn, đắp bằng tay. Còn màu sắc là do trình độ hiểu biết của nghệ nhân, am hiểu về màu men để có thể làm về màu sắc, làm ra tác phẩm rất tuyệt vời.

Mỗi tác phẩm được chế tác đều gửi gắm một câu chuyện riêng về Rồng. Đặc biệt, Rồng trong tư thế vận động được gắn với những hiện vật trong đời sống đã tạo sự mềm mại, uyển chuyển, trong từng tác phẩm. Sử dụng 8 bài men khác nhau để tạo màu sắc đã làm nên điểm nhấn đặc sắc cho bộ sưu tập “Vũ điệu Bách Long” này.
Ý nghĩa linh vật Rồng
Tác phẩm đầu tiên nghệ nhân Phạm Văn Tuyên thực hiện trong bộ sưu tập Đôi bình Hồ lô. Hình tượng Rồng trong vật phẩm Hồ Lô mang biểu trưng cho phúc lộc tròn đầy, tài phúc thăng tiến.

Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên chia sẻ, vũ điệu là điệu múa. Rồng trong tinh thần vận động có ý nghĩa cải thiện đời sống của một năm mới, mang về những vận khí, sinh khí đến với nhân sinh và mang đến điềm lành cho một năm đầy mạnh mẽ vươn lên gặt hái những thành quả, thịnh vượng. Đó là thông điệp, là sứ mệnh của Bách Long.

Mỗi tác phẩm gốm phù điêu mang hình tượng Rồng của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên là một sản phẩm độc bản, duy nhất. Sự xuất hiện của Bách Long đã tái hiện văn hóa truyền thống và khát vọng bình yên của con người trước sức mạnh thiên nhiên, gửi gắm niềm tin và hy vọng về những điều tốt đẹp khởi đầu cho một năm mới.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
0