Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với cước vận tải biển tăng

Giá dịch vụ vận tải container trên thế giới tăng 12%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu “trở tay không kịp”.

Chủ động ứng phó, chuyển đổi phương thức kinh doanh, thay thế phương tiện vận chuyển… là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang hướng đến.

Nhờ sử dụng hình thức xuất khẩu FOB - nghĩa là người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, do đó, dù giá cước vận tải biển liên tục theo thang, thế nhưng lượng đơn hàng và giá thành sản phẩm xuất khẩu của Công ty TNHH Ferroli Asean không bị ảnh hưởng nhiều.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với tăng cước vận tải biển.

Bà Đặng Thị Hoài, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ferroli Asean, cho biết: ''Bên tôi chủ yếu bán FOB nên phần cước biển sẽ do khách hàng chi trả, vì vậy với bên tôi sẽ không ảnh hưởng gì, nhưng với khách hàng chắc chắn sẽ ảnh hướng tới các quyết định của khách hàng. Nhưng họ cũng không có nhiều lựa chọn về cước vận tải''.

Lý giải nguyên nhân giá cước vận tải tăng mạnh trở lại, các đơn vị vận chuyển cho rằng áp lực đến từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, không quá khó hiểu khi các doanh nghiệp tăng tốc đặt container và tàu biển lúc này, kéo giá cước lên cao.

Ông Hoàng Việt Phương, Phó Giám đốc CTCP Giao nhận Vận tải Quốc tế Lacco, nhận định: ''Các doanh nghiệp xuất khẩu nên có kế hoạch đặt lịch sớm hơn.

Do cước vận tải biển tăng, chúng tôi cũng định hướng cho khách hàng chuyển sang đường sắt hoặc đường hàng không, nhưng chi phí bằng đường hàng không rất cao chỉ phù hợp với hàng hóa giá trị lớn và cần gấp, còn với những hàng hóa khác có thể đi bằng đường tàu hỏa''.

Giá dịch vụ vận tải container trên thế giới tăng 12%, trong đó giá dịch vụ từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay: ''Việt Namg là một quốc gia có hàng hóa xuất khẩu lớn, đặc biệt sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, thì chúng ta luôn luôn phải tính đến cũng như có phương án dự phòng thích hợp, chủ động lên phướng án đàm phán với các đối tác trong khu vực để giãn thời gian giao nhận hàng, mặt khác DN nên mua bảo hiểm cho yếu tố chậm trễ trong giao nhận cũng cần thiết''.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường giám sát giá dịch vụ tại cảng biển và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển; đề nghị các hiệp hội ngành hàng nâng cao vai trò, tập hợp các doanh nghiệp thành viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch vận tải, làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, giảm tối đa tác động của giá cước, nhất là trong giai đoạn thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng Việt xuất khẩu đi Mỹ sẽ chịu tác động lớn, nhất là giảm cạnh tranh với sản phẩm từ nước khác sau công bố về mức thuế đối ứng 46% dành cho hàng hóa Việt Nam của Tổng thống Donald Trump.

Các doanh nghiệp đề xuất nên tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn.

Golden Gate đã chi khoảng 270 tỷ đồng để mua 99,98% cổ phần công ty vận hành chuỗi cà phê The Coffee House và một số người đã cho rằng Golden Gate mua được chuỗi The Coffee House với mức giá hời. Vậy mức giá này có thực sự rẻ?

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) ghi nhận doanh thu 1.494 tỷ đồng, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 23%, còn 268 tỷ đồng trong hai tháng đầu năm 2025.

Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) công bố doanh thu quý I/2025 ước đạt 5.107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 508 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ 2024 và đạt 50,4% kế hoạch cả năm.

Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, Mã: CEO) công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với doanh thu hợp nhất 1.543 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 182 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2024.