Doanh nghiệp Việt chuyển đổi xanh
Trong khoảng ba năm trở lại đây, thị trường EU và nhiều thị trường khác trên thế giới yêu cầu phát triển bền vững hay xanh hóa không còn mang tính tự nguyện, mà dần định lượng trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu bằng các dòng thuế, phí. Có tỷ trọng xuất khẩu cao, Tổng công ty MAY 10 đã chuyển đổi xanh hoá trong trong sản xuất, nhằm đáp ứng cam kết của các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết, từ đó gia tăng lượng đơn hàng.
Ông Bạch Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tổng công ty MAY 10, cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đã đầu tư về hệ thống năng lượng mặt trời để giảm chi phí về điện năng cũng như là đầu tư hệ thống biomass, tức là những nguyên liệu để sử dụng cho lò hơi giảm nhiên liệu hóa thạch theo xu thế chung. Thời điểm hiện tại, đặc biệt đối với những cơ sở mới, chúng tôi đầu tư theo hình thức này ngay từ đầu, đảm bảo tiêu chuẩn cao của khách hàng Mỹ".
Nhiều doanh nghiệp xác định chuyển đổi xanh là hướng đi chính khi những giải pháp xanh hoá giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất, phát triển bền vững. Ông Lê Hoàng Minh - Giám đốc điều hành sản xuất Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, cho hay: "Chúng tôi sử dụng năng lượng để đốt lò hơi thì tiết kiệm được 10% - 15% chi phí sản xuất. Nếu chúng tôi sử dụng năng lượng hóa thạch hoặc là sử dụng năng lượng mặt trời cho sản xuất thì cũng có khả năng tiết kiệm 10% - 19% chi phí sử dụng năng lượng từ EVN. Tổng chất lượng phát thải đã giảm được bởi việc chuyển đổi xanh này tương đương với việc trồng 7 triệu cây xanh để đáp ứng các tiêu chí chuyển đổi".
Để đáp ứng các tiêu chí chuyển đổi xanh, nhiều doanh nghiệp chủ động xây dựng lộ trình đào tạo nguồn nhân lực, từ đó củng cố các yếu tố công nghệ, con người trong chiến lược phát triển bền vững.
Chuyển đổi xanh đối với doanh nghiệp là một cuộc cách mạng, bởi trong lộ trình thực hiện sẽ gặp phải những khó khăn trong tài chính, công nghệ và con người. Nhưng khi thay đổi tư duy, các doanh nghiệp sẽ nhận thấy những giá trị bền vững mang lại cho cộng đồng và chính doanh nghiệp trong dài hạn.


Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo chuyển cổ phiếu BCG của Công ty Cổ phần Bamboo Capital sang diện kiểm soát kể từ ngày 13/5, do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Giá vàng nhẫn, vàng SJC chiều 13/5 đảo chiều tăng mạnh. So với thời điểm sáng 13/5, giá vàng miếng tăng trung bình 1,3 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn ghi nhận mức tăng cao nhất lên tới 1 triệu đồng/lượng.
0