Doanh nghiệp Nhà nước phải tiên phong, dẫn đầu trong đổi mới

Sáng nay, chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu Xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước cần là lực lượng tiên phong, dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp nhà nước đổi mới mô hình quản trị theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế; sắp xếp, tinh gọn bộ máy; nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy đầu tư phát triển; triển khai có hiệu quả cơ cấu lại doanh nghiệp. Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các dán đầu tư lớn, trọng điểm của quốc gia trong các lĩnh vực quan trọng, chiến lược; ưu tiên tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả; thực hiện đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, thúc đẩy liên kết, tạo và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước cần là lực lượng tiên phong, dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung làm mới lại các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và thúc đẩy các động lực mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, ứng phó biến đổi khí hậu; chú trọng xây dựng thương hiệu, đánh giá đúng và phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp để vươn lên; xử lý dứt điểm các tồn tại, các dán yếu kém trên cơ sở xem xét lợi ích tổng thể chứ không phải lợi ích cục bộ.

Với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tích cực, chủ động, trách nhiệm trong giúp đỡ doanh nghiệp, tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, "không để doanh nghiệp đến xin, đến kêu thì mới làm", phối hợp hiệu quả với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, phát huy mặt mạnh, hạn chế điểm yếu, tiến cùng, theo kịp và vươn lên, tăng tốc phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.

Hình thức vận động bầu cử sẽ gồm cả trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến giúp tăng cường sự tương tác giữa người ứng cử và cử tri, đồng thời kịp thời ứng phó nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh, tình huống đột xuất trong thời gian tổ chức bầu cử.

Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; trong đó có nội dung về hình thức vận động bầu cử vào sáng 12/5.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Tỉnh ủy Hậu Giang, Tỉnh ủy Sóc Trăng trong ngày 11/5 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt tri ân các nhân sĩ, trí thức và chuyên gia Nga từng có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam vào ngày 11/5 theo giờ địa phương, tại thủ đô Moscow.

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12-17/5/2025), Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp. Trong sáng nay 12/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình về việc rút ngắn khoảng ba tháng nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026