Doanh nghiệp nhà nước đóng góp tăng trưởng kinh tế

Các doanh nghiệp Nhà nước phải luôn xác định rõ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng nòng cốt đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước tổ chức chiều ngày 15/6 tại Trụ sở Chính phủ.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; 147 doanh nghiệp nhà nước và 5 ngân hàng thương mại nhà nước.

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát tình hình, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao. Do đó kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng đạt khá.

Chủ trì hội ngh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giả kết quả chung của cả nước có đóng góp quan trọng của doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước đạt hơn 1,652 triệu tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; lợi nhuận hơn 125 ngàn tỷ đồng. Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp nhà nước là hơn 166 ngàn tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn thua lỗ; tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng sạch, sản xuất chip, vi mạch, bán dẫn, hydrogen... chưa được xem xét ưu tiên.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội Nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước.

Các đại biểu đề nghị tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần xem xét có gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp "đầu đàn", doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chip, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm…

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đồng hành thực chất với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời thăm hỏi, chúc sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các đại biểu tham dự hội nghị; mong muốn các doanh nghiệp nhà nước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ của doanh nghiệp và đối với đất nước, nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đồng hành thực chất với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, trên tinh thần “nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật” và “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả thiết thực, cụ thể”.

Chính phủ luôn luôn cầu thị, lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng, với vai trò nòng cốt, giữ nguồn lực khổng lồ của đất nước, các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy kết quả đạt được, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thách thức, gặt hái thành công lớn hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.

Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.

Trường Đại học Thương mại đã công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số” và đưa ra 3 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025.

Thị trường các quốc gia Hồi giáo Halal với hơn 2 tỷ người, đang là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nông sản Việt Nam.