Doanh nghiệp lao đao vì áp lực tỷ giá
Một trong các doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ ở mức lớn là Tổng công ty Phát điện 3 - EVNGENCO3 (PGV). Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 cho thấy PGV có khoản vay 21.644 tỷ đồng bằng USD cho dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 và một khoản vay khác trị giá 10.668 tỷ đồng cho Vĩnh Tân 2.
Tỷ giá từ đầu năm đến nay tăng khoảng 4,5%. PGV ghi nhận khoản lỗ ròng quý 1/2024 do chênh lệch tỷ giá gần 617 tỷ đồng.
Tổng công ty Hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng là doanh nghiệp vay USD lớn. Năm 2023, hãng lỗ ròng từ chênh lệch tỷ giá 902 tỷ đồng. Dư nợ vay tài chính USD của VNA ở mức hơn 6.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ thuê tài chính có gốc ngoại tệ gần 420 triệu USD.
Với các khoản nợ lớn như vậy, trước biến động tỷ giá tăng cao của năm 2024, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết tỷ giá tăng 1% thì chi phí của Tổng công ty tăng thêm 300 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng gặp khó khăn trước áp lực tỷ giá. Chi phí tài chính tăng nhưng không thể điều chỉnh tăng giá bán, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng.
Tỷ giá giữa tiền Việt Nam đồng và tiền đô liên tục tăng. Đây gần như là một trong những trở ngại lớn nhất đối với những doanh nghiệp nhập khẩu như chúng tôi. Chúng tôi đang phải giảm lợi nhuận tới mức tối thiểu để bù lại vấn đề tăng tỷ giá.
Ông Hà Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển xây dựng và Thương mại ICC
Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các giải pháp để điều chỉnh tỷ giá trước đà tăng mạnh, từ phát hành tín phiếu, sau đó là bán ngoại tệ. Đến thời điểm này, lượng ngoại tệ mà NHNN đã bán cho các ngân hàng thương mại vào khoảng 3 tỷ USD. Dù vậy, tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Công cụ tiếp theo rất có thể sẽ được NHNN kích hoạt.

Nếu tỷ giá căng thẳng thì chúng ta sẽ phải thực hiện thêm những biện pháp mạnh hơn nữa, sẽ phải bán nhiều dự trữ hơn nữa, thậm chí tính đến việc nâng lãi suất để giữ ổn định cho đồng Việt Nam đồng.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - chuyên gia kinh tế
Tính từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 138,59 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu tăng trưởng đồng nghĩa với nguồn cung ngoại tệ dồi dào, không còn thiếu hụt. Tuy nhiên, áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu thời gian tới do tình trạng găm giữ ngoại tệ, và tác động của nền kinh tế thế giới.


UBND thành phố Hà Nội vừa công bố kế hoạch thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tổng cầu tăng từ doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng mạnh bốn tháng đầu năm nay, không chỉ phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư đã dần quay trở lại, mà còn tạo dư địa cho doanh nghiệp nội vươn lên.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh ghi nhận doanh thu quý I/2025 đạt 924,9 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc doanh thu từ mảng bán bất động sản giảm 18,8%, còn 666,3 tỷ đồng.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới ban hành là một định hướng chiến lược quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết trong phiên họp Quốc hội sáng nay (9/5), việc sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời siết chặt tình trạng “vốn ảo”, doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn trái phép.
Trong cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ chủ trì, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Việt Nam đã thống nhất tìm giải pháp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
0