Doanh nghiệp Đức chuyển sang dùng điện mặt trời và gió
Hưởng ứng kế hoạch này, các doanh nghiệp Đức đang đẩy mạnh chuyển sang năng lượng xanh, bền vững để tiết kiệm chi phí.
Nhiều tháng qua, anh Philip Matthias đã thuyết phục cha mình lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà Công ty Sản xuất kim loại Tridelta của gia đình ở bang Thuringia (Đức) để cắt giảm chi phí điện năng và khí thải các bon.
Ban đầu còn hoài nghi về khoản đầu tư 2,3 triệu euro - một khoản tiền đáng kể đối với công ty tầm trung như Tridelta, nhưng cha anh sau đó đã quyết định tăng gần gấp đôi công suất của dự án, lắp đặt các tấm quang điện có thể cung cấp năng lượng cho công ty Tridelta và khoảng 900 ngôi nhà lân cận.
Anh Philip Matthias cho biết: “Các hệ thống quang điện sẽ hoàn vốn trong khoảng 7,5 năm. Nhà sản xuất bảo hành 20 năm. Điều đó có nghĩa đây là một khoản đầu tư cực kỳ sinh lợi”.
Kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine vào đầu năm 2022 và sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga sang Đức, Berlin đã đưa ra nhiều ưu đãi để khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời. Mặc dù Đức có công suất sản xuất điện gió và mặt trời lớn nhất châu Âu, nhưng các công ty vừa và nhỏ của nước này vẫn chưa được hưởng lợi từ giá điện thấp hơn do phí lưới điện và thuế cao. Bằng cách tự sản xuất điện mặt trời, các công ty này tránh được các khoản thuế và phí này.
Theo dữ liệu Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW), các công ty nước này đã tiêu thụ khoảng 69% lượng điện quốc gia vào năm 2023. Trong khi đó, dữ liệu của hiệp hội năng lượng mặt trời BSW cho biết công suất pin mặt trời mới được lắp đặt trên mái của khu vực doanh nghiệp tăng 81% trong bốn tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng 1% tại khu vực dân cư.
Một cuộc khảo sát vào tháng 5 vừa qua của Công ty nghiên cứu thị trường YouGov tiết lộ hơn một nửa số công ty Đức đã lên kế hoạch lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trong ba năm tới. Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức dự báo gần như tất cả các hãng chế tạo ở quốc gia châu Âu này sẽ sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2030.


Chính phủ Hàn Quốc vừa thông báo sẽ tăng quy mô gói hỗ trợ dành cho ngành công nghiệp bán dẫn lên 33 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 23,25 tỷ USD).
Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias ngày 14/4 cho biết, nước này đã ký thỏa thuận mua 16 tên lửa chống hạm Exocet do Pháp sản xuất.
Bộ trưởng Ngoại giao Italia Antonio Tajani cho biết, vòng đàm phán hạt nhân thứ hai giữa Mỹ và Iran sẽ được tổ chức tại Rome, Italia.
Chỉ hai ngày sau khi đón tiếp đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Washington (Mỹ), đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Steve Witkoff, đã sang Nga trực tiếp gặp ông Putin.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, Kiev sẵn sàng mua 10 hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất, với tổng trị giá 15 tỷ USD.
Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch trả hết khoản nợ 15 triệu đô la Mỹ của Syria tại Ngân hàng Thế giới, qua đó mở đường cho việc phê duyệt các khoản tài trợ tái thiết và hỗ trợ khu vực công vốn đang bị tê liệt của quốc gia Trung Đông này.
0