Doanh nghiệp chuyển dịch xuất khẩu để ứng phó thuế đối ứng
Mỹ lâu nay vốn là thị trường lớn nhất của của ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam, chiếm đến 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, trên 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các loại sản phẩm gỗ của Việt Nam đến từ thị trường Mỹ. Như vậy, bất cứ một cái động thái nào từ thị trường Mỹ đều có tác động đến ngành hàng gỗ của Việt Nam.
Ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch Hiệp hội kiêm TTK Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ: “Đơn hàng thì đã bắt đầu sụt giảm. Đặc biệt là kể từ ngày 3/4 khi mà Tổng thống Donald Trump quyết định chính sách thuế đối ứng thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã sụt giảm hẳn”.
Không chỉ có ngành gỗ mà các ngành khác, như dệt may, da giày, điện tử cũng bị ảnh hưởng bởi mức thuế cao từ Mỹ. Hiện tại, Việt Nam đã và đang tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Do vậy, việc chuyển dịch sang các thị trường mà Việt Nam đã ký FTA là một trong những giải pháp hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho hay: “Chúng ta phải chuyển dịch sang nhiều thị trường khác, đặc biệt là khi thị trường Mỹ đang có thể sẽ bị thuế đối ứng. Để chuyển dịch sang các thị trường khác thì chúng ta đang ưu tiên với những thị trường mà chúng ta có nhiều tổ chức song phương và đa phương ký kết”.
Với 19 FTA, 60 đối tác là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên, với sự biến đổi liên tục về các quy định xuất khẩu ở các thị trường lớn thì các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động cả về chuỗi cung ứng, xuất khẩu. Nhiều chuyên gia cho rằng, lâu nay, vì các mặt hàng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng thị trường, mới chỉ sản xuất gia công, phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng. Do vậy, các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với tình hình liên tục biến động hiện nay trên thế giới.
Ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội cho biết: “Hiện tại, các doanh nghiệp của chúng tôi cũng đang từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng mới chỉ là các doanh nghiệp vendor cấp 2, cấp 3 của các tập đoàn FDI lớn đến từ chính nước Mỹ, đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu đã đầu tư tại Việt Nam".
Thuế đối ứng của Mỹ là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt. Tuy nhiên, trong “nguy” có “cơ”, thách thức này cũng là cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vươn lên trong chuỗi cung ứng và mở rộng tìm kiếm thị trường mới, giảm sự phụ thuộc vào một thị trường.


Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo để chấn chỉnh tình trạng thông tin sai lệch, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Chính phủ Hàn Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với quyết định áp thuế 25% với phụ tùng ô tô xuất khẩu vào Mỹ và kêu gọi Mỹ ngừng áp dụng các biện pháp thuế quan mới.
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng diễn biến giá vàng trong nước hiện nay chưa ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ.
Giá vàng ngày 4/5 tiếp tục lùi xa khỏi mốc đỉnh kỷ lục.
Trong quý đầu năm 2025, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) đạt hơn 107 triệu USD, đánh dấu sự phục hồi tích cực sau giai đoạn suy giảm năm 2024.
Hơn 1,5 năm kể từ ngày đáo hạn, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nhận được tiền gốc và lãi từ lô trái phiếu do CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam phát hành, khiến nhà đầu tư bức xúc.
0