Doanh nghiệp cập nhật Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023

Ngày 1/7 tới đây, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực, và sẽ có những tác động tích cực tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Sáng 13/6, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) phối hợp với các bên tổ chức hội thảo “Một số cập nhật về Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử” nhằm cập nhật các chính sách mới liên quan đến doanh nghiệp, các rủi ro trong thương mại điện tử và các quy định mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Để giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh chuyển đổi số, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.

Hội thảo “Một số cập nhật về Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử”.

Luật sẽ có nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Trong đó, các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong thương mại điện tử và các giao dịch đặc thù như thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh đa cấp.

Bà Phạm Quế Anh - Chuyên gia Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho hay: “Chúng ta đều biết đặc thù của giao dịch trên không gian mạng là người mua và người bán không có tiếp xúc trực tiếp với nhau. Vậy thì doanh nghiệp phải cung cấp được thông tin đầy đủ, chính xác cho người tiêu dùng về loại hàng hóa dịch vụ mình đang kinh doanh.

Ngoài ra, thương mại điện tử không tiếp xúc với người mua và người bán, cho nên là vấn đề định danh người mua và người bán cũng rất quan trọng. Người mua cần phải biết là người bán có trụ sở cụ thể hay không, có kinh doanh hàng hóa tại một địa điểm khác hay không, làm ăn chân chính hay không”.

Các vấn đề về bảo hành, khiếu nại cũng đã có nhiều thay đổi trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Không chỉ liên quan đến thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp mà các vấn đề về bảo hành, khiếu nại cũng đã có nhiều thay đổi trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đã cam kết với quốc tế về việc xây dựng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam và trong khu vực, kế hoạch hành động bảo vệ người tiêu dùng ASEAN giai đoạn 2016 - 2025 đã được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên.

Là tổ chức quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức đã làm việc với Ủy ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam và khu vực ASEAN tổ chức nhiều hoạt động tăng cường năng lực cũng như các các đối thoại để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam và trong khu vực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025 do căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát và nguy cơ thiên tai gia tăng.

Công nghiệp bán dẫn được xem là một trong những chìa khóa công nghệ cho tương lai tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.