Doanh nghiệp cần hỗ trợ cho giai đoạn nước rút cuối năm
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, 10 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 81 nghìn, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước. 50,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 26%. 14,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,5%. Bình quân một tháng có 14,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường như chưa được trang bị kỹ càng trước khi gia nhập thị trường; những hạn chế cố hữu của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được giải quyết căn bản; năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo còn thấp, môi trường kinh doanh mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều rào cản… Nhiều doanh nghiệp suy giảm đơn hàng, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn, vốn vay ngân hàng đến kỳ phải trả.
Trong bối cảnh đó, cần tiếp tục có các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực từ các gói hỗ trợ của nhà nước.
Theo các chuyên gia, hiện nay cải cách thể chế kinh tế là vấn đề quan trọng. Vì vậy, trong ngắn hạn, cần tập trung kiểm soát việc ban hành quy định mới để không làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Không ban hành quy định mới nếu chưa cấp bách. Nếu buộc phải ban hành, cần tính đến khó khăn hiện nay của doanh nghiệp từ đó có lộ trình áp dụng hợp lý, thời gian cần thiết để doanh nghiệp chuẩn bị tuân thủ.
Thuế quan sẽ là một "cơn gió ngược" đối với các ông lớn trong ngành giày thể thao, làm tăng sự biến động trong thương mại mà các nhà bán lẻ giày dép đang cố gắng điều hướng.
Da giày nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn trước chính sách thuế mới của Mỹ, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cách ứng phó để giảm tác động đối với sản xuất kinh doanh.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
Theo Cục Thống kê, tổng vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt 1,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Mỗi mùa đại hội cổ đông, các doanh nghiệp lớn thường tốn cả trăm triệu vào việc gửi thư đảm bảo cho từng cổ đông. Vậy, góc nhìn xung quanh câu chuyện này là gì?
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường hiện nay vẫn cao hơn tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
0