Doanh nghiệp BĐS 'nhìn trước ngó sau' với nhà ở xã hội
TPHCM hiện là một trong những địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ và nhà ở cho công nhân lớn nhất cả nước. Nhưng trên thực tế, việc đầu tư và triển khai thực hiện các loại hình nhà ở này trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng nhu cầu. Tiềm năng và dư địa phát triển phân khúc nhà ở xã hội còn lớn nhưng với các chính sách như hiện tại, đa phần doanh nghiệp bất động sản vẫn nhìn trước ngó sau với phân khúc này.
Thủ tục làm nhà ở xã hội lâu hơn làm nhà ở thương mại?
Là doanh nghiệp (DN) rất tâm huyết trong việc phát triển nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp, đại diện công ty Lê Thành cho biết: Hầu hết các dự án khởi công xong để đó là do pháp lý chưa hoàn chỉnh. Thậm chí thủ tục làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội (NOXH) còn lâu hơn thủ tục làm nhà ở thương mại.

Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết: ''Hiện DN đang thực hiện hai dự án NOXH với tổng số hơn 2.000 căn hộ. Thế nhưng, chúng tôi đang vướng mắc ngay khâu chấp thuận đầu tư.
Một dự án của chúng tôi đã điều chỉnh xong quy hoạch cục bộ và khớp toàn bộ thông số nhưng việc chấp thuận đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) còn khá chậm. Dự án thứ hai, chúng tôi đang xin chấp thuận đầu tư phù hợp với quy hoạch chung. Chúng tôi được điều chỉnh hệ số lên 1,5 lần theo quy định của Nghị quyết 98 và Luật Nhà ở khi làm NOXH, đây là vấn đề được ưu đãi. Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND quận huyện, cũng như UBND TP có văn bản chấp thuận về chỉ tiêu quy hoạch này rồi nhưng sở KH-ĐT vẫn không cho điều chỉnh''.
Mới chỉ đạt 2,39% mục tiêu nhà ở xã hội
Đến hết quý II/2023, TP.HCM đã hoàn thành, đưa vào sử dụng hai dự án với quy mô 623 căn hộ. Có bảy dự án NOXH và nhà lưu trú công nhân đang thi công với quy mô gần 5.000 căn. Ngoài ra, TP.HCM có 82 dự án đang được thống kê để theo dõi trong kế hoạch phát triển NOXH.
Giai đoạn còn lại, thành phố phấn đấu phát triển 2,4 triệu m2 sàn. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nhìn nhận việc thực hiện mục tiêu nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 đến nay chỉ mới đạt khoảng 2,39%, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng.

Ông Bùi Xuân Cường cho biết: ''Tổng rà soát lại hiện nay, UBND thành phố đang tập trung cố gắng điều chỉnh mục tiêu 1,15 triệu mét vuông như đại biểu có nói là 46%. Nhưng với tình hình hiện nay, khi có Nghị quyết 98 của Quốc hội, chúng ta đã triển khai khoản 3 điều 6 gắn với các công tác về quy hoạch, quỹ đất của NOXH, và gần đây là Luật Nhà ở 2023 đã được thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025, UBND thành phố sẽ nỗ lực với các nhóm giải pháp như đoàn giám sát đã chỉ ra. Hiện nay, chúng tôi cũng sẽ cố gắng giữ mục tiêu''.
Theo đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" của Chính phủ, TP.HCM được giao đến năm 2030 hoàn thành 69.700 căn. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành 26.200 căn, giai đoạn 2026-2030 hoàn thành 43.500 căn. Để mục tiêu này thành hiện thực, thành phố cần những bước đi hợp lý.
Ông Lê Hữu Nghĩa cho biết: ''Hiện nay tôi cho rằng quan trọng nhất là chính sách. Vấn đề này quyết định gần 70% để thu hút các DN tham gia các dự án NOXH, tiếp đó mới là tài chính và ưu đãi cho DN làm NOXH''.
Có thể nói, để các doanh nghiệp tham gia đầu tư NOXH, TP.HCM cần có những chính sách tạo đột phá để tháo gỡ nút thắt, từ đó thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội,
Đặc biệt, việc thông qua Luật Nhà ở sửa đổi mới đây, với nhiều quy định mới gỡ khó cho người mua và chủ đầu tư phát triển dự án, nhà ở xã hội kỳ vọng sẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển, cũng như tăng khả năng tiếp cận loại hình nhà ở này cho người thu nhập thấp.


Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:
0