Đoàn người nối dài vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà được cử hành vào lúc 7 giờ sáng ngày 25/7. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã về làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội - quê hương Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để chuẩn bị vào viếng.
Từ 5h sáng 25/7, nhân dân đến nơi viếng tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Người dân mặc tang phục, đảm bảo lịch sự trước khi vào viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn người nối dài vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

Người dân chuẩn bị vào viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bà Ngô Thúy Minh (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) đã về quê hương Tổng Bí thư từ tối hôm qua, bà xúc động cho biết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Ông ra đi là tổn thất to lớn đối với đất nước và Nhân dân Việt Nam”.

Trong đoàn vào viếng, bà Trương Thị Tuyết, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh), bày tỏ sáng nay khoảng 5h sáng bà đã thao thức, dậy sớm chuẩn bị quần áo tối màu, cùng con cháu đến viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà văn hóa thôn Lại Đà. “Từ ngày bác Trọng mất, người dân rất bồi hồi, đêm qua làng Lại Đà hầu như không ngủ được vì người dân trong làng, ai cũng quý mến bác”, bà Tuyết bày tỏ.

Hàng trăm người dân có mặt tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ban tổ chức bố trí điểm đỗ xe tại UBND xã Đông Hội. Người dân sẽ đi bộ từ UBND xã về nhà văn hoá thôn Lại Đà để làm lễ viếng. Ban tổ chức bố trí xe điện để đưa đón người già, người khuyết tật và một số đối tượng yếu thế khác.

Theo đại diện huyện Đông Anh, hiện tại đã có hơn 500 đoàn đăng ký viếng Tổng Bí thư, với khoảng hơn 14.000 người. Các lực lượng chức năng đang điều tiết người dân và các đoàn vào viếng đảm bảo an ninh cho buổi lễ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng tin tưởng, thông qua hoạt động của Văn phòng đại diện, Đài PT&TH Hà Nội sẽ tiếp tục làm cầu nối để nhân dân hai Thành phố hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình về giải pháp xử lý hàng giả, hàng nhái và quản lý thương mại điện tử vào chiều nay, 17/6.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết giải phóng mặt bằng và tái định cư để xây đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ là dự án độc lập, dùng ngân sách Trung ương.

Cục Hàng không yêu cầu làm rõ vụ hành khách chờ tại hành lang sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời rà soát và chấn chỉnh quy trình phục vụ.

Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai giải phóng mặt bằng để kịp khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào năm 2026.

Hà Nội, TP.HCM đang đối mặt với việc thiếu hụt lao động cục bộ, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2025.