Định giá đất quá thấp tạo cơ hội đầu cơ, thổi giá
Việc 55/68 lô đất ở Thanh Oai (Hà Nội) bị bỏ cọc sau khi trúng đấu giá hay 80% lô đất đấu giá ở Hà Nội bị đẩy giá quá xa so với thực tế, các chuyên gia cho rằng căn nguyên do định giá khởi điểm các lô đất quá thấp, chỉ từ từ 8,6-12,5 triệu đồng/m2.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam: “Hiện nay các phương pháp định giá đất đang gặp nhiều khó khăn vì các cơ quan tư vấn định giá họ đều e ngại”.
Đất đai và nhà ở là lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, liên quan đến mọi mặt đời sống và là mối quan tâm của mỗi người dân. Chính vì vậy, việc định giá đất sát với giá thị trường, đúng và đủ là yếu tố tiên quyết để xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững.
Tại khoản 1, điều 257 Luật Đất đai 2024, các địa phương được tiếp tục sử dụng bảng giá đã ban hành theo Luật Đất đai 2013 cho đến hết ngày 31/12/2025. Luật đã quy định khi có biến động thì địa phương phải điều chỉnh theo giá đất thị trường với biên độ 20%, trong thời hạn 6 tháng, để phù hợp với tình hình thực tế về giá đất. Theo các chuyên gia, quy trình xây dựng luật đã được triển khai một cách bài bản, chi tiết nhưng để luật có thể phát huy được hiệu quả tối đa, cần sớm có nghị định và thông tư hướng dẫn chi tiết.
TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Khi luật ra đời thì chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho việc đấu giá vì khung giá Chính phủ được bãi bỏ còn khung giá của địa phương sẽ được cập nhật theo năm. Tiếp theo là sẽ phân quyền rộng hơn, cho phép cả cấp huyện có thể quyết định giá đấu thầu hoặc giá đền bù làm rút ngắn quy trình. Cuối cùng là cơ chế thỏa thuận và cơ chế tuân theo giá thị trường khi thương lượng với chủ đầu tư và người di dời, tạo sự thuận lợi khi triển khai dự án”.
Sự hiện diện của một bảng giá đất mới và có sự cập nhật theo từng năm là điều cần thiết nhưng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng để tiệm cận được thị trường. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ, thổi giá bất động sản, giúp phát triển bền vững thị trường bất động sản.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
0