Dinh Độc Lập - điểm hẹn tháng Tư

Dinh Độc Lập - nơi ngày 30/4 của 50 năm trước đã ghi dấu son lịch sử toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh và thống nhất đất nước, những ngày này đã trở thành điểm hẹn cho rất nhiều cuộc hội ngộ.

Hòa trong dòng người đó có những cựu chiến binh, họ đem đến đây những câu chuyện đầy cảm xúc về ngày đất nước thống nhất, non sông liền một giải.

Là Chính ủy, Bí thư của Binh chủng Tăng thiết giáp, Thiếu tướng Nguyễn Đức Cường là người lãnh đạo trực tiếp các mũi tiến công của binh chủng tăng thiết giáp, cùng các lực lượng khác giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau 50 quay trở lại nơi này, tâm trạng bồi hồi, xúc động xen lẫn niềm tự hào, cùng những người đồng đội, đồng chí thăm lại chiến trường xưa, nhìn lại chiếc xe tăng đã từng húc đổ cánh cổng của Dinh Độc Lập mang số hiệu 390. Thiếu tướng Nguyễn Đức Cường, nguyên Chính ủy, Bí thư Binh chủng Tăng thiết giáp chia sẻ: "Cách đây 50 năm, bốn cánh quân và ba thứ quân đã về hợp điểm vào giải phóng Sài Gòn và cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Đặc biệt vinh dự cho lực lượng tăng thiết giáp của Quân đoàn 2, lực lượng thọc sâu của chiến dịch được giao vào cắm cờ và đồng thời là chiếc xe 390 là xe húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập. Chúng tôi rất vui cùng niềm vui chung của đất nước sau 50 năm thống nhất, đặc biệt là tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng an ninh được củng cố và kinh tế được phát triển, người dân được hưởng sự độc lập, tự do, hạnh phúc và những phúc lợi của đất nước nói chung và của TP.HCM nói riêng".

Giữa dòng người tấp nập đến thăm Dinh Độc Lập nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước, ông Hoàng Việt, nguyên chiến sĩ lái xe C3, Tiểu đoàn 964, Trung đoàn 512 không giấu được phấn khởi và xúc động khi thăm lại nơi mà mình đã từng chở bộ binh tiến vào để bắt tướng Dương Văn Minh và nội các đầu hàng vô điều kiện.

Ông Hoàng Việt xúc động chia sẻ: "Sau 50 năm trở lại Dinh Độc Lập, thăm lại chiến trường xưa, tôi rất bồi hồi và xúc động vì được trở lại nơi ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc và mang lại niềm vui chiến thắng cho cả dân tộc Việt Nam, đem lại sự hòa bình thống nhất cho đất nước".

Chiến tranh đã đi qua, Dinh Độc Lập mãi là một biểu tượng khẳng định chủ quyền và sự hòa hợp, thống nhất đất nước; nơi đánh dấu cột mốc lịch sử 50 năm thống nhất đất nước. Đây cũng chính là ý nghĩa của tên gọi ngày nay của công trình này là Hội trường Thống nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam 21/4 là sự kiện văn hóa ý nghĩa với những người yêu sách và cộng đồng xã hội. Các hoạt động hưởng ứng ngày này đã góp phần khơi dậy văn hoá đọc, tiếp cận tri thức, xây dựng xã hội học tập.

Sinh viên Việt Nam, Nga, Lào, Belarus, Mông Cổ và Trung Quốc lần đầu tiên được tự tay vẽ trứng phục sinh, cùng khám phá văn hoá Nga cũng như chia sẻ phong tục đón Lễ Phục sinh của các nước.

Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” tại Hội trường Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh (Di tích lịch sử Dinh Độc Lập) tối 20/4.

Cùng với đầu tư cơ sở vật chất đẹp và hiện đại cho thư viện trường, nhiều hoạt động, cách làm hay đã được các trường học tại Hà Nội triển khai, góp phần lan tỏa văn hóa đọc.

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.