Định danh người bán hàng online: Khó mấy cũng phải làm | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo số liệu thống kê, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD. Tuy nhiên, số vụ vi phạm bị xử lý về hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh cũng tăng 2,4 lần, số tiền xử phạt tăng gần 3 lần, trong đó, khoảng 30.000 cá nhân kinh doanh online vi phạm về thuế.
Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VNeID. Đây là yêu cầu cấp thiết trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp. Trước đó, Nghị định 85 năm 2021 của Chính phủ mới chỉ yêu cầu các sàn phải cung cấp thông tin về người bán cho cơ quan thuế, chứ chưa có quy định định danh người bán.
Nhiều ý kiến hoàn toàn ủng hộ việc xác thực danh tính để nâng cao trách nhiệm của cá nhân, đơn vị bán hàng. Có một nạn nhân của hàng nhái trên một sàn thương mại điện tử kể lại rằng, cách đây 9 năm, khi mới ra trường, kinh tế eo hẹp nên liều mình đặt mua một chiếc máy quay phim du lịch cầm tay trên một sàn thương mại điện tử. Giá trị món hàng thời điểm đó hơn 1 triệu đồng, nhưng khi nhận hàng, người này mới tá hoả vì nó là món đồ “mô hình”. Việc phản hồi lại với người bán và đổi trả sau đó thực sự rơi vào bế tắc.
Giờ thì chuyện bị người bán “chặn” hay thờ ơ sau khi kết thúc giao dịch trên các sàn thương mại điện tử đã là chuyện rất bình thường. Tâm lý chung của những người bán hàng online như kiểu ăn xổi vậy. Gặp một lần là xong, thế nên họ chẳng có nhu cầu hẹn lại khách như các cửa hàng tạp hoá hay tiểu thương ở chợ. Đáng buồn là tình trạng này lại ngày càng nhức nhối.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 61 triệu người dùng thương mại điện tử, tức là cứ 5 người thì có ba người từng mua bán hàng online. Trung bình mỗi tháng người Việt chi gần 1 tỷ USD (khoảng 25.000 tỷ đồng) để mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Do vậy, việc định danh người bán hàng thương mại điện tử trên VNeID ngoài bảo vệ người tiêu dùng thì còn đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính; xây dựng lòng tin cho một phương thức kinh doanh hiện đại và tiện lợi; đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là quản lý thuế kinh doanh.
“VNeID là một trong những phương thức quản lý kinh tế - xã hội tốt hiện nay. Một người bán hàng có thể có nhiều tên nhưng quy về một mã VNeID thì sẽ chỉ đúng một người. Như vậy, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh bày tỏ.
Trên thực tế, khi mua hàng, bạn phải nhập thông tin cá nhân, số tài khoản và địa chỉ giao hàng, nhận hàng rất rõ. Thế nhưng ở nhiều sàn thương mại điện tử, chúng ta lại rất mù mờ về bên bán. Mức độ tin cậy của những thông tin đôi khi rất thấp, bởi người bán có thể tạo các tài khoản ảo, mượn giấy tờ của người thân để né tránh biện pháp xử lý của nền tảng hoặc cơ quan chức năng khi có sự cố xảy ra. Thực tế này đã tạo ra một môi trường giao dịch thiếu an toàn và dễ bị lợi dụng. Vậy nên thật thật, giả giả, khá “hên xui”.
Tất nhiên để bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, bạn cũng cần đáp ứng các yêu cầu nhất định. Từ ngày 3/1/2024, Shopee đã yêu cầu tất cả người bán định danh bằng căn cước, nếu không sẽ xoá tài khoản. Sàn này cũng cho biết, với tài khoản người bán sử dụng từ ngữ không phù hợp, họ sẽ chặn tài khoản. Đây cũng là một giải pháp nhưng không thể giải quyết được triệt để “sạn” trong việc mua bán online hiện nay.
Thực ra, VNeID không phải là một giải pháp mới, mà đã được ứng dụng thành công trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nơi yêu cầu bảo mật và tính chính xác của thông tin là tối quan trọng. Khi thông tin người bán được xác thực thông qua VNeID, mức độ bảo mật và độ tin cậy của dữ liệu sẽ cao hơn rất nhiều so với việc tự cung cấp như hiện nay.
Hệ thống này mang đến một cơ chế định danh an toàn, giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất thông tin người bán khi cần thiết. Ngoài ra, việc định danh cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và xử lý các vi phạm. Mô hình này cũng đã được áp dụng thành công tại các quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển, như đất nước tỷ dân Trung Quốc, nơi người bán phải chính chủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hệ thống chấm điểm và các quy định nghiêm ngặt với người bán hàng cũng đã giúp giảm thiểu tình trạng lừa đảo và gian lận trên các nền tảng thương mại điện tử.
Để triển khai một cách hiệu quả việc định danh điện tử với người bán hàng trên sàn thương mại điện tử, các cơ quan chức năng và các sàn cần có sự phối hợp chặt chẽ. Việc này đòi hỏi phải có một lộ trình rõ ràng, từ việc thử nghiệm quy trình đến việc áp dụng rộng rãi. Về phía các sàn thương mại điện tử, họ cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu, nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý khiếu nại của người tiêu dùng. Chỉ khi các sàn thực sự chú trọng việc bảo vệ quyền lợi người mua và cải thiện chất lượng dịch vụ thì họ mới có thể tạo dựng niềm tin và phát triển bền vững.


HANOITV News | 04/04/2025
Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.
Chiến thuật cứu hộ của Công an Việt Nam được đánh giá cao; Công tác cứu nạn ở Myanmar bước sang giai đoạn mới; Bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Ngoài phở, những món sợi nước như bún, miến vẫn luôn được nhiều người Hà Nội tìm đến cho bữa sáng hàng ngày. Với vị ngọt thanh, chua dịu nhẹ đặc trưng của dấm bỗng, bún riêu chính là một lựa chọn phù hợp để bắt đầu một ngày mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Bộ Quốc phòng thưởng từ 16 lần lương cơ sở khi cá nhân lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc; Bộ Y tế thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga; Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.
Lãnh đạo cấp cao Đảng Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Người Việt Nam tại Mandalay chung tay cứu trợ người dân Myanmar; Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với mức thuế cao của Mỹ; Tổng thống Mỹ công bố điều kiện giảm thuế đối ứng;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
0