Đình chỉ kiểm toán viên của Deloitte liên quan đến vụ SCB
Trước đó ngày 5/3, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) với quy mô hơn 1.000 người liên quan.
Bà Trương Mỹ Lan bị buộc tội đã can thiệp, chi phối, chỉ đạo hàng loạt lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB, lãnh đạo chủ chốt ở các công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, các công ty "ma". Từ đó, thực hiện hành vi trái pháp luật, chiếm đoạt số tiền 677.286 tỷ đồng của SCB. Đây là số tiền đặc biệt lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đình chỉ kiểm toán viên của Deloitte liên quan đến vụ SCB
Ngoài trách nhiệm các bên, dư luận không khỏi thắc mắc về vai trò các đơn vị kiểm toán. Từ năm 2012-2020, ngân hàng SCB đã thuê 3 công ty kiểm toán danh tiếng hàng đầu thế giới làm kiểm toán độc lập hàng năm là EY Việt Nam, Deloitte Việt Nam và KPMG Việt Nam.
Và cả 3 hãng kiểm toán này đều chấp thuận toàn phần với báo cáo tài chính của SCB và không nhận thấy những điểm bất thường nào về tình hình tài chính của ngân hàng này.
Trong đó, ông Lê Đình Tứ là người ký kết luận của kiểm toán trong báo cáo cuối cùng do Deloitte thực hiện cho SCB. Theo các kết luận của Kiểm toán viên do ông Lê Đình Tứ ký, SCB không có sai phạm và thậm chí làm có lãi, trong khi thực tế, sức khỏe tài chính của SCB đã rất tồi tệ.
Vụ việc của SCB là một minh chứng rõ ràng cho sự thiếu sót nghiêm trọng từ phía các công ty kiểm toán khi không phát hiện kịp thời và ngăn chặn được những sai phạm nghiêm trọng.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0