Đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa | Hà Nội tin mỗi chiều

Cổ kính và linh thiêng, thâm nghiêm và trầm mặc, hơn 2.000 năm trôi qua đình Chèm phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và những câu chuyện về Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng vẫn là một truyền thuyết kỳ ảo được người dân làng Chèm gìn giữ và lưu truyền. Vào 20h ngày mai (18/11), Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” sẽ diễn ra tại di tích quốc gia đặc biệt này và được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Hà Nội.

Không chỉ mang những giá trị văn hóa lịch sử, tín ngưỡng tâm linh, đình Chèm còn được biết đến với lối kiến trúc độc đáo, vững chãi và tinh tế. Đình Chèm nằm sát bờ sông Hồng và hướng về phía Bắc. Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng tiểu ban quản lý di tích cho hay, đó là ý niệm của dân làng về uy lực trị thủy của Đức Thánh Chèm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dòng sông Hồng vẫn cuộn chảy; bốn cột đồng cùng ngôi Đình vẫn đứng vững. Theo PGS.TS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu di sản văn hóa, thì sông Hồng thường gây nên những trận lũ lụt kinh hoàng. Nhân dân thời xưa dựng đền thờ Đức Thành Chèm ngay sát bờ nước xoáy, với một niềm tin sức mạnh từ uy đức của Ngài sẽ kiềm chế thủy quái, bảo vệ dân làng.

Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” được chia làm ba chương: Mạch nguồn văn hiến, Kiệt tác ngàn năm - Lắng hồn dân tộc và Bừng sáng tinh hoa. Hoạt cảnh “Linh thiêng đình Chèm” qua phần thể hiện lời bình của Nghệ sĩ ưu tú Lê Chức gợi hình dáng ngôi đình cổ kính hàng nghìn năm tuổi, linh thiêng bên sông Hồng. Đạo diễn Mai Thanh Tùng cũng cho biết, chương trình sẽ tôn vinh các loại hình nghệ thuật truyền thống, là hơi thở, tiếng lòng người Việt qua nhiều thế hệ, thể hiện trí tuệ, phẩm chất trong tư duy, lối sống của nhân dân trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Một vị cao niên làng Chèm cho biết, dù cho con sông Hồng có ngày nước nổi, nước chìm, có ngày êm ả, có ngày dậy sóng nổi gió, nhưng còn thấy Đình Chèm vẫn uy nghiêm sừng sững là an lòng. Trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử, Đình Chèm giúp chúng ta thêm yêu mến một vùng đất thiêng nằm ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội.

Với Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” chắc chắn sẽ giúp nhiều người dân và du khách có thêm một lựa chọn tham quan, khám phá văn hóa lịch sử của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sân khấu nổi trên hồ Hoàng Cầu đã dần thành hình sau gần một năm thi công, với thiết kế mở, sức chứa khoảng 1.000 chỗ, lan can kính tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên và lối đi dạo ven hồ được mở rộng.

Dưới lớp sóng lăn tăn phản chiếu ánh hoàng hôn, Hồ Tây đang gánh trên mình một sức nặng vô hình: nước thải từ các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Đẹp nhưng chưa chắc đã sạch.

Khi việc nhập cảnh dễ dàng hơn, Hà Nội và Việt Nam sẽ càng có cơ hội đón làn sóng du khách quốc tế, đặc biệt là nhóm khách hàng cao cấp, mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế và ngành du lịch. Nhưng cơ hội này có dễ dàng nắm bắt hay không? Cần làm gì để biến chính sách miễn thị thực thành lợi thế thực sự?

UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho quận Ba Đình nghiên cứu phương án nâng chiều cao tối đa lên 40 tầng đối với khu chung cư cũ Thành Công khi tái thiết. Quyết định này ngay sau đó được nhiều người Hà Nội quan tâm và tán thành.

Thời gian qua, nhiều người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ được người dùng xem như "chứng nhận sống" cho sản phẩm. Nhưng liệu danh tiếng của họ có đủ để đảm bảo sự thật?

Việc ngồi ngay sát đường ray để tận hưởng cảm giác "sát tàu" dù thú vị nhưng không khác gì một cuộc đua với tử thần. Vì thế, Hà Nội đã có động thái mạnh mẽ: không tổ chức các tour đưa khách đến trải nghiệm cà phê đường tàu. Đây là quyết định cần thiết giữa muôn vàn ý kiến của cộng đồng mạng bày tỏ đôi chút tiếc nuối.